Thơ Phạm Hổ trong chương trình Thơ truyện lứa tuổi nhà trẻ và sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 28)

I. Đặt vấn đề

2.Thơ Phạm Hổ trong chương trình Thơ truyện lứa tuổi nhà trẻ và sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục trẻ

Hổ để giáo dục trẻ

2.1 Thơ Phạm Hổ trong chương trình Thơ truyện lứa tuổi nhà trẻ: Điểm qua chỉ một

Tuyển tập bài hát, thơ ca, truyện kể ở nhà tr (với 316 bài thơ) đã có tới 50 bài thơ của

Phạm Hổ được xếp vào 9 chủ đề (riêng chủ đề Giao thông không có bài nào):

Chủ đề Tên bài thơ Chủ đề Tên bài thơ

Trường Mầm non - Con chim hót - Chim Sáo - Chơi ú tim - Những tiếng kêu - Ngựa con Bản thân & các mối quan hệ xã hội - Bàn chân của bé - Khóc nhè - Đi dép - Cô dạy - Miệng xinh Bé và gia đình - Sữa - Gà con - Giường - Mía Thực vật - Cây - Vì sao - Bắp cải xanh - Dừa - Chanh - Củ cà rốt - Rong và cá Nghề nghiệp - Năm mảnh gỗ - Xe chữa cháy Nước và các hiện tượng - Thuyền và cá *

29 - Đinh - Biển và muối - Dao và kéo Sức khoẻ - V sinh dinh dưỡng - Chân cò - Khăn nhỏ - Chổi - Dậy sớm Lễ hội và bốn mùa - Đố - Tấm lịch

Động vật - Thỏ nghe máy nói

- Mèo và tro bếp - Gà gáy tự nhiên - Sóng và bé - Bọt xà phòng - Thỏ con và mặt trăng - Áo mưa - Lúa và gió - Dây phơi - Tiếng sáo trúc - Uống - Sóng - Nước - - Đất và hoa - Bướm em hỏi chị - Cầu vồng

Thống kê cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng của tác giả Phạm Hổ trong chương trình

Thơ truyện. Thơ của ông rất đa dạng về chủ đề. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thống nhất

rằng: chủ đề nổi bật nhất trong thơ Phạm Hổ là chủ đề tình bạn [3,103], chủ đề tình bạn đan

xen vào cả những chủ đề khác. Ở tuyển tập này, những bài thơ viết về chủ đề tình bạn cũng được lựa chọn khá nhiều. Những người bạn có thể lúc đầu chưa quen biết, bé còn rụt rè, thậm

chí sợ hãi. Khi đã quen thân, bé chơi thật là vui “Lần đầu tiên gặp sóng/ Bé sợ…chạy giật lùi/

Bây giờ, bé đuổi sóng/ Sóng nhẹ nhàng rút lui” (Sóng và bé). Những người bạn cũng có thể

không giống nhau về hình thức, về công việc “Dao chỉ một lưỡi /Kéo có đến hai/ Mỗi người một việc/ Nào ai kém ai/ Cả hai đều biết /Yêu ông đá mài” (Dao và kéo). Những người bạn

quấn quít bên nhau, cùng vui đùa “Thỏ chạy, trăng chạy/Thỏ đứng, trăng dừng”(Thỏ con và mặt trăng).

Thơ Phạm Hổ cũng góp phần thoả mãn nhu cầu khám phá của trẻ. Phạm Hổ có tài trong việc dẫn dắt các em qua hành trình khám phá cuộc sống xung quanh mình. Ta đã bật cười khi nghe một đứa trẻ nói “Mẹ ơi, cái áo của cục kẹo này bị dính chặt rồi”. Nhưng mấy ai, sau khi cười, giảng giải cho con hiểu không nên nói cái áo mà nên dùng từ vỏ? Và nếu có

giảng giải cho bé như thế, liệu bé có nhớ không? Còn Phạm Hổ, ông dạy trẻ bằng thơ“Thuyền mà đi trên nước /Cháu nhớ nói: thuyền trôi/ Cá mà đi trong nước / Cháu nhớ nói: cá bơi (Thuyền và cá). Chỉ với bốn câu thơ thôi, sự phân biệt về phạm vi sử dụng của các

từ đi, trôi, bơi thật tự nhiên và dễ hiểu. Ở một bài thơ khác, Nước, các hiện tượng tự nhiên trừu tượng thuỷ triều, mưa; tên gọi của ao, hồ, sông, suối những gì liên quan tới nước được

giải thích đơn giản, phù hợp với nhận thức của trẻ: “Nước lên xuống: biển cả/ Nước nằm im: ao hồ / Nước chảy xuôi: sông, suối / Nước rơi đứng: trời mưa”. Ở một chủ đề khác, Lễ hội và bốn mùa, Phạm Hổ cũng có được hai bài thơ khá độc đáo. Đố là bài thơ viết về các mùa trong

năm. Khái niệm trừu tượng mùa được so sánh rất bất ngờ “Như bốn cánh chong chóng”. Chơi

chong chóng thì trẻ nào chả thích và chong chóng quay tít mù đố ai biết được cánh nào trước,

cánh nào sau! Bốn mùa cũng vậy, “nối theo nhau” và mùa nào cũng trước, cũng sau. Từ một

hiện tượng tự nhiên vô cùng trừu tượng đối với trẻ, qua thơ Phạm Hổ, nó trở nên đơn giản như một trò chơi con trẻ. Bốn mùa thể hiện trên Tấm lịch, từ “ mùa nắng ấm” đến “ mùa rét căm ”. Tấm lịch như một cơ thể sống, mỗi ngày qua, lịch “Người gầy mòn dần” nhưng “ vẫn vui, vẫn mới”. Vui vì “Tiễn ngày vừa qua, Chào ngày đang tới”. Mới vì, mỗi tờ lịch là một

30

Thơ Phạm Hổ chứa đựng nhiều bài học giáo dục nhẹ nhàng. Qua thơ, Phạm Hổ đề cập đến nhiều phạm vi giáo dục khác nhau: khuyên trẻ giữ vệ sinh, khuyên nói lời hay, khuyên biết ơn người lao động…Chẳng có em bé nào lại từ chối mang dép khi được biết bàn chân xinh của mình đi dép “đẹp thêm ra”, mang dép vào “thấy êm êm là” (Đi dép). Và cũng chẳng

bé nào lại không nín khi biết nếu khóc nhè, soi gương “thành hai đứa” xấu lắm! Đặc biệt,

Phạm Hổ hiểu rõ tâm lí của trẻ, thích có bạn, chơi với bạn là một nhu cầu, thích được khen xinh đẹp…để khuyên cháu chơi với bạn “cãi nhau là không vui” và” cái miệng nó xinh thế /Chỉ nói lời hay thôi”. Khuyên trẻ dậy sớm, Võ Quảng đã có bài thơ khá nổi tiếng Ai dậy sớm

với kết cấu độc đáo được thiếu nhi yêu thích. Phạm Hổ cũng khuyên dậy sớm nhưng không

phải để được nhận phần thưởng ngày một nhiều hơn, giá trị hơn mà cụ thể là “Tập giơ chân,

dang tay”cùng bố (Dậy sớm)…

Thơ Phạm Hổ dễ được trẻ thơ chấp nhận bởi sự ngắn gọn và hình thức hội thoại được

sử dụng nhiều trong các bài thơ. Trong số 50 bài thơ được trích vào tuyển tập, có 29 bài chỉ

có 4 - 5 câu, 02 bài có độ dài 12 câu (Chơi ú tim, Củ cà rốt), còn lại từ 6 – 9 câu. Về số chữ,

mỗi câu thơ thường chỉ 4 chữ, có bài mỗi câu chỉ có 2 chữ (Củ cà rốt). Có tới 11 bài tác giả

sử dụng hình thức đối thoại, giữa bố mẹ và con, giữa chị và em (Bướm em hỏi chị, Lúa và

Gió, Khóc nhè,…). Có thể nói, tất cả những đặc điểm trên giúp chúng ta lí giải tại sao thơ

Phạm Hổ lại có mặt trong một tuyển tập dành cho lứa tuổi nhà trẻ với mật độ dày đặc như thế.

2.2 Sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục trẻ nhà trẻ.

Do đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non mang tính chất gián tiếp, nên với thơ,

giọng đọc của giáo viên có vai trò hết sức quan trọng. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, giáo viên cần đặc biệt chú ý giọng điệu cơ bản của những bài thơ: sự hồn nhiên của chó và mèo (Chơi ú

tim), của chú thỏ con (Thỏ nghe máy nói, Thỏ con và mặt trăng…), lời khoe với mẹ của những

em bé về những bài học đầu đời (Cô dạy, Miệng xinh,Thuyền và cá…). Với những bài thơ có

hình thức đối thoại, giáo viên cần thể hiện tốt chất truyện trong đó (Khóc nhè, Gà con, Sữa, Lúa và Gió, Dừa, Đất và hoa, Bướm em hỏi chị…). Có như vậy mới có thể gieo vào tâm hồn

các em tình yêu với văn chương một cách vững bền.

Một điểm khác, hoạt động giáo dục ở trường mầm non mang tính tích hợp. Các bài thơ trong chương trình mầm non nói chung, chương trình nhà trẻ nói riêng đều được sắp xếp theo

chủ đề. Thơ Phạm Hổ được chọn vào chương trình cũng vậy. Cô giáo, tuỳ vào từng chủ đề và từng hoạt động trọng tâm (phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát

triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ) mà khai thác nội dung bài thơ cho phù hợp. Chẳng

hạn, trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên, mỗi bài thơ của Phạm Hổ được tuyển

chọn có thể thực hiện tốt nhiều lĩnh vực nhưng cần tập trung khai thác cho chủ đề. Bé cần

hiểu được nước là môi trường sống cho cá, thuyền trôi trên nước trước khi phân biệt các từ đi, trôi, bơi (Thuyền và cá). Bé cũng sẽ hiểu được vai trò của nước và một số hiện tượng tự nhiên khác: sóng, mưa, gió, mặt trăng, thuỷ triều… khi làm quen với những bài thơ Sóng, Sóng và bé, Nước, Áo mưa, Thỏ con và mặt trăng…Nói như vậy không có nghĩa là người dạy bỏ qua

các giá trị khác của bài thơ: Dạy các bài thơ trên, tuy thuộc chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên nhưng vẫn cần cho trẻ thấy thấp thoáng sau mỗi bài thơ là tình bạn hồn nhiên, chân thật của trẻ. Trẻ sẽ thích thú trước những hình ảnh bé chạy giật lùi khi mới gặp sóng, sóng vỗ

trắng bờ như bọt xà phòng, chú thỏ con chơi trăng và chợt phát hiện “Thỏ chạy, trăng chạy/ Thỏ đứng, trăng dừng”…Những hình ảnh đó sẽ góp phần hình thành tình cảm, kĩ năng xã hội

và tình cảm thẩm mĩ cho trẻ. Đọc cho trẻ nghe những bài thơ Củ cà rốt, Bắp cải xanh, Dừa, Chanh, Vì sao… thuộc chủ đề Thực vật, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ những hiểu biết về

thế giới cây cối xung quanh mình: mía ngọt vì “Được ngâm trong nước đường” (Vì sao), bắp

cải có màu xanh mát mắt, lá sắp vòng tròn, búp non ở giữa (Bắp cải xanh), quả dừa có nước, mà nước lại ngọt là do dừa hứng nước mưa và “xin đường, bỏ vào bụng từ trước” (Dừa) còn

31 từ nhân hoá, so sánh.

Cũng cần phải nhắc lại, đảm bảo tính vừa sức khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn

học, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là điều rất quan trọng. Đích mà tác giả hướng tới là những

bài học giản dị, nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu sắc. Đó là những bài học về thế giới tự nhiên, về môi trường xung quanh (Gà con, Chim Sáo, Con chim hót,…;Cây, Rong và cá, Củ cà rốt,…;Gà gáy, Mèo và tro bếp, Những tiếng kêu,..; Dây phơi, Đinh, Nước,..). Bài học về lòng nhân ái, về tình yêu thương giữa con người với cỏ cây và loài vật, bài học làm người (Chơi ú tim, Năm mảnh gỗ, Cô dạy, Miệng xinh,…). Khi khai thác bài học giáo dục trong thơ Phạm

Hổ, giáo viên cần liên hệ một cách nhẹ nhàng, tránh sáo rỗng, áp đặt. Làm sao để các em tiếp

nhận những bài thơ một cách tự nhiên nhất, như “những hòn bi xanh đỏ”, như những quả cam

các em “tay bóc vỏ, miệng cười”…

3. Kết luận

Với hồn thơ trong sáng, tinh tế, với lòng yêu trẻ tha thiết, nhà thơ Phạm Hổ đã để lại cho

trẻ thơ Việt Nam những món quà vô giá. Những bài thơ nho nhỏ, xinh xinh và cả những câu

chuyện xinh xắn ông tặng cho các em đã, đang và sẽ mãi cùng đi với các em trong những năm tháng đầu đời. Các em thiếu nhi sẽ mãi nhớ đến ông, người dắt các em qua tuổi thơ, qua

những miền cổ tích. Để những bài thơ, câu chuyện của ông đến với trẻ thơ có hiệu quả cao, người giáo viên mầm non phải là người bắc nhịp cầu trước hết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non (2010), Tuyển tập Bài hát, thơ ca, truyện kể ở nhà trẻ, NXB GDVN.

2. Hà Nguyễn Kim Giang (2008), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, NXB GD.

3. Lã Thị Bắc Lý (2005), Giáo trình Văn học trẻ em, NXB ĐHSP.

4.Lê Thị Ánh Tuyết – Lã Thị Bắc Lý (2006), Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ mầm non, NXB GD.

PHAM HO IS POETRY AND TEACHING PHAM HO IS POETRY IN KINDERGARTEN KINDERGARTEN

ABSTRACT

Pham Ho is one of the few poets to spend his life writing for children. His poetry is very suitable for preschool children in both content and form and therefore, it has been chosen widely for the literary anthology. Using Pham Ho poetry in kindergarten, the teacher should convey expressive reading, education lessons gently, using the organizational activities of the different areas to ensure the required integration in the program.

32

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lê Thanh Bình*

TÓM TẮT

Hệ thống kiến thức địa lí trong sách giáo khoa được được trình bày thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nhưng nét đặc thù chung của môn học vẫn là hệ thống các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh minh họa, được gọi chung là kênh hình.

Kênh hình thường được ví như một “hình chiếu” có đầy đủ về nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Vì thế, nếu người dạy và người học biết khai thác triệt để lợi thế này thì hệ thống kênh hình có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình truyền thụ tri thức.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 28)