HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 110)

. Xét các trường hợp riêng:

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ

Lê Thị Thu Trang* TÓM TẮT

Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là sản phẩm sáng tạo của nhà văn để kể lại câu chuyện và là một nhân vật mang tính chức năng. Người kể chuyện dị sự toàn năng, ngôi thứ ba trong Tám triều vua Lý đã thực hiện thành công những chức năng cơ bản của mình trong việc tái hiện sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Việc xây dựng thành công hình tượng người kể chuyện dị sự, ngôi thứ ba trong bộ tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã có những đóng góp rất lớn vào sự cách tân về phương diện trần thuật nhìn từ sự vận động của người kể chuyện trong thể loại tiểu thuyết lịch sử.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Hayden White thì giữa lịch sử và tự sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xuất

phát từ quan niệm đó, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu thể loại tiểu thuyết lịch sử nói chung và

Tám triều vua Lý nói riêng dưới góc nhìn Tự sự học. Từ góc nhìn này, người nghiên cứu đã tìm hiểu một số phương diện trần thuật đặc biệt của Bộ tiểu thuyết, trong đó, vấn đề người kể

chuyện là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm. Có

thể nói, sự thay đổi của tiến trình văn học, của các hệ hình văn học luôn có sự vận động của

hình tượng người kể chuyện. Từ cách kể chuyện truyền thống với người kể chuyện đóng vai

trò “thượng đế” đến sự xuất hiện của cái “tôi” kể chuyện đã tạo một bước đột phá vô cùng lớn

lao của tiến trình văn học. Tuy nhiên, trong văn học hiện đại, bên cạnh cái “tôi” là người kể

chuyện, các nhà văn hiện đại đã chú ý sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba với tư cách là

một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Nhà văn Hoàng Quốc Hải là một trong những nhà

văn đã tận dụng triệt để vai trò và chức năng của người kể chuyện dị sự – ngôi thứ ba trong

cách xây dựng hình tượng người kể chuyện, và Tám triều vua Lý là một minh chứng cụ thể.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử

Theo G. Genette, người kể chuyện dị sự là người kể chuyện ở ngôi thứ ba; câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là nhân vật trong truyện; người trần thuật nằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện mà được nó kể lại, đây là kiểu trần thuật giấu mặt,

không công khai, lộ diện; trần thuật theo điểm nhìn tác giả, hoặc nhân vật, tùy theo mức độ

trần thuật. Người kể chuyện đứng đằng sau nhân vật để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện; người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện nên khả năng bao quát

mọi biến cố, mọi thời khắc trong câu chuyện là rất lớn. Ngoài ra, người kể chuyện dị sự còn có khả năng nhập thân vào nhân vật để các nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ, quan điểm…

Với cái nhìn toàn năng, người kể chuyện dị sự nắm trong tay mình sự phát triển của

mạch truyện cũng như số phận của nhân vật. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và thái độ, lập

trường của người trần thuật sẽ được thể hiện sáng rõ, rạch ròi trong tác phẩm. Do đó, chủ đề

của tác phẩm cũng sẽ bị giới hạn, sức hấp dẫn của tác phẩm bị giảm sút. Đó là tính chất hai

mặt trong lối trần thuật của người kể chuyện dị sự – toàn năng. Tuy vậy, chúng ta không thể

phủ nhận tác phẩm của người kể chuyện dị sự – toàn năng rất dễ đọc, dễ theo dõi, dễ nhận ra

*

111

chủ đề và mục đích. Đặc biệt, ưu thế và hiệu quả nghệ thuật lớn nhất do trần thuật của người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kể chuyện dị sự mang lại là ấn tượng tổng thể về tác phẩm. Điều này có giá trị đặc biệt với thể

loại tiểu thuyết lịch sử, bởi tiểu thuyết lịch sử thường bao quát một khoảng thời gian, không

gian và số lượng rất lớn các nhân vật, sự kiện lịch sử. Sự bao quát này nằm ngoài khả năng

của người đọc.

Ở thể loại tiểu thuyết lịch sử, chủ yếu tồn tại dạng người kể chuyện dị sự, ở ngôi thứ ba.

Anh ta giấu mặt, không đứng cùng bình diện với các nhân vật lịch sử mà đứng đằng sau “bức

màn chính trị, thời đại”, đứng trên nhân vật để kể về câu chuyện lịch sử một cách khách quan.

Do đặc trưng về mặt thể loại, người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử mang chức năng

kể lại và phản ánh câu chuyện lịch sử. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử thực

hiện sự trần thuật khách quan, trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả.

Người kể chuyện dị sự với cách kể chuyện điềm đạm, dửng dưng và sử dụng ngôn ngữ ở dạng trung tính trong thể loại tiểu thuyết lịch sử đã làm cho câu chuyện được kể và hiện

thực được mô tả có tính khách quan cao. Do đó, độc giả có cảm giác câu chuyện mà người kể

chuyện kể lại rất đầy đủ, chân thật và đáng tin cậy. Những gì được kể ra như là những sự thật đã từng xảy ra trong quá khứ mà người đọc không biết hoặc chưa từng được biết. Đặc biệt,

trong một số trường hợp, người đọc lại cảm thấy câu chuyện của người kể chuyện dị sự trong

tiểu thuyết lịch sử đáng tin hơn trong cả chính sử.

Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài đặc biệt. Nó đòi hỏi nhà văn phải đảm bảo tính chính

xác của sử liệu. Do đó, người kể chuyện dị sự – toàn năng trong tiểu thuyết lịch sử phát huy được nhiều lợi thế hơn. Người kể chuyện dị sự – toàn năng trong tiểu thuyết lịch sử không

những đứng cao hơn các nhân vật mà còn đứng cao hơn bạn đọc. Người kể chuyện không bao

giờ kể về các biến cố, sự kiện, câu chuyện và nhân vật lịch sử với thái độ do dự hay hoài nghi. Trái lại anh ta tuyệt đối tin tưởng vào bản thân và không cho phép người khác phản bác lại

những gì anh ta đã kể.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 110)