. Đặng Thị Điệp h ội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đạt danh hiệu Nghệ nhân HàN ội năm
2. Nhận thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
15
Sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc nêu tên bệnh mà không hỏi sâu về dấu hiệu/triệu chứng
nhận biết bệnh cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh. Riêng đối với HIV/AIDS, chúng
tôi tìm hiểu sâu hơn kiến thức của sinh viên về cách phòng tránh. Với câu hỏi “Theo bạn những bệnh nào sau đây có thể lây truyền qua đường tình dục?”, chúng tôi đã đưa vào một số
bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số bệnh không lây truyền qua đường tình dục, sinh viên có thể chọn nhiều đáp án trả lời.
98.3% 41.7% 41.7% 80% 79.6% 6.7% 37.9% 5% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% HIV/AIDS NẤM( CHLAMYDIA)
LẬU GIANG MAI PHONG HERPES(GIỜILEO SINH DỤC) LEO SINH DỤC)
LAO
Biểu đồ 2.8: Phân bố tỉ lệ đối tượng khảo sát hiểu biết về các bệnh LTQĐTD
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 02/2011
Kết quả từ biểu đồ 2 cho thấy, có 98,3% sinh viên biết HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục, kế đến là bệnh lậu (80%), giang mai (79,6%), nấm (Chlamydia) (41%) và herpes (giời leo sinh dục) (37,9%). Điều này cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về các bệnh
có thể lây truyền qua đường tình dục là không cao. Bởi như đã nói ở phần trên, đây là những
kiến thức phổ thông mà những người có trình độ học vấn như sinh viênđược mong đợi phải
biết, nhưng những số liệu trên đã cho thấy một điều không hoàn toàn như thế. Ngoại trừ
HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục được sinh viên biết đến nhiều nhất, thì các bệnh còn lại tỷ lệ sinh viên biết đến không cao, đặc biệt là bệnh nấm (Chlamydia) và herpes (giời leo qua đường sinh dục). Đồng thời, có không ít sinh viên nhầm lẫn giữa những bệnh
không lây truyền qua đường tình dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cụ thể, có 6,7%
sinh viên cho rằng bệnh phong và 5% sinh viên cho rằng bệnh lao là những bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục. Sự hiểu biết này là tương đối giống nhau giữa nam và nữ. Liên
quan đến kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thanh thiếu niên (tuổi từ 15 đến 28), các nghiên cứu khác cũng cho thấy phần lớn thanh thiếu niên chỉ có thể chỉ ra được 3
bệnh là AIDS, lậu, giang mai còn các bệnh khác họ không biết là có lây qua đường tình dục
hay không (Bùi Quỳnh Như, 2007). Kết quả trên đặt ra một câu hỏi về hiệu quả của công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vấn đề QHTDAT ở học sinh, sinh viên trong thời gian qua, đặc biệt là công tác tuyên truyền trong nhà trường ở các bậc học phổ thông.
Đối với kiến thức phòng tránh HIV/AIDS, phần lớn sinh viên trong mẫu khảo sát cho rằng
nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chiếm đến 93,8%; không dùng chung bơm kim
tiêm chiếm 89,2%. Với các cách phòng tránh HIV/AIDS được sinh viên lựa chọn như trên,
Biểu đồ 2: Quan niệm của sinh viên về các bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục
16
cho thấy sinh viên đã phần nào ý thức được các con đường có thể lây nhiễm HIV/AIDS. Tuy
nhiên, với mức độ nguy hiểm của căn bệnh, với công tác tuyên truyền mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức trong, ngoài nước trong thời gian qua, đặc
biệt là với đối tượng sinh viên thì kết quả trên chưa thật sự là điều được kỳ vọng. Điều đáng lo ngại là vẫn còn một số sinh viên có sự hiểu biết, nhận biết chưa đầy đủ về căn bệnh được xem là “vượt thế kỷ” này, nên đưa ra các cách phòng tránh mang tính chất kỳ thị, không hiệu
quả. Có đến 9,6% sinh viên trong mẫu khảo sát quan niệm: để phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS cần phải tránh tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS và 6,3% cho rằng cần tránh ăn uống chung với người nhiễm HIV/AIDS. Các kết quả trên cho thấy những lỗ hổng đáng kể
trong hiểu biết của sinh viên, khả năng lây nhiễm bệnh và cách xử lý nếu xảy ra đối với những trường hợp bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.