. Đặng Thị Điệp h ội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đạt danh hiệu Nghệ nhân HàN ội năm
1. Nhận thức về vấn đề sinh sản và biện pháp tránh tha
Việc đo lường nhận thức về khả năng sinh sản và biện pháp tránh thai ở sinh viên được
thể hiện qua hai nhóm câu hỏi. Nhóm một là những câu hỏi đo lường sự nhận biết, hiểu biết
của sinh viên về khả năng thụ thai và thời khoảng thụ thai ở người phụ nữ. Đây là những kiến thức quan trọng giúp sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ chủ động về vấn đề thai nghén của họ
13
Tuy nhiên, ở câu hỏi “Một cô gái có thể có thai trước khi có kinh nguyệt lần đầu tiên hay không?”, chỉ có 58,3% sinh viên trả lời “không”, còn lại 20,8% cho là “có thể” và 20,8% là“không biết”. Có thể do chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện ở giới nữ nên họ có sự quan tâm
và hiểu biết nhiều hơn nam giới; trong câu hỏi này sinh viên nữ trả lời đúng nhiều hơn sinh
viên nam và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig = 0.001). Ở câu hỏi “Một người phụ nữ có thể có thai ở lần quan hệ tình dục đầu tiên không?”, có 86,7% sinh viên cho là “có thể”, 5,0% cho là “không” và 8,3% “không biết”, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết
quả trên cho thấy sự hiểu biết của sinh viên về khả năng thụ thai ở người phụ nữ là khá thấp (đặc biệt là ở sinh viên nam). Dù đây là những kiến thức cơ bản đã được giáo viên giảng dạy ở bậc học phổ thông, nhưng nhiều sinh viên vẫn trả lời sai hoặc không biết. Kết quả trên có thể dẫn đến một suy luận lô gích là nếu sự hiểu biết về khả năng thụ thai ở người phụ nữ không đầy đủ thì việc chủ động phòng tránh thai ở cả nam và nữ sẽ thiếu hiệu quả, và do vậy
khả năng để lại hậu quả khi quan hệ tình dục là cao. Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng,
mặc dù sinh viên là nhóm có trình độ học vấn cao hơn các nhóm khác nhưng họ cũng có nhiều cơ hội để bước vào đời sống tình dục hơn so với một số nhóm khác vì vậy vấn đề họ
gặp phải cũng là hậu quả mang thai ngoài ý muốn do việc thiếu hụt thông tin cần thiết và kỹ năng sống (Nguyễn Thị Tuyết Minh, 2004).
Để đo lường sâu hơn sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên về thời khoảng thụ thai ở người
phụ nữ, chúng tôi đưa ra câu hỏi có lựa chọn “Thời điểm nào trong tháng người phụ nữ có khả năng mang thai nhất nếu có quan hệ tình dục?”.
Bảng 1: Thời điểm trong tháng phụ nữ có khả năng mang thai nhất nếu có quan hệ tình dục
Thời điểm trong tháng người phụ nữ có
khả năng mang thai nhất nếu có quan hệ
tình dục n %
Trước kỳ kinh nguyệt 42 17,5
Trong khi có kinh nguyệt 27 11,3
Ngay sau khi hết kinh nguyệt 12 5,0
14 ngày sau khi có kinh nguyệt 104 43,3
Không biết 52 21,7
Khác 3 1,3
Tổng 240 100,0
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 02/2011
Số liệu từ bảng trên cho thấy, chỉ có 43,3% sinh viên chọn câu trả lời đúng là “14 ngày sau khi có kinh”. So sánh giữa nam và nữ cũng cho thấy sinh viên nữ trả lời đúng ở câu hỏi
này nhiều hơn sinh viên nam và có ý nghĩa thống kê (sig = 0.000). Có sự khác biệt nhưng
không lớn so với số liệu của cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam năm 2003 (gọi tắt là SAVY 2003) khi chỉ có 27,8% trả lời đúng về thời điểm dễ có thai
trong chu kỳ kinh nguyệt trong đó nữ hiểu biết cao hơn nam (33,3% so với 21,1%). Điều này cũng không khó giải thích vì vấn đề kinh nguyệt thuộc về phụ nữ nên nữ giới có sự hiểu biết
tốt hơn. Tuy nhiên, nếu có sự hiểu biết tốt hơn của nam giới thì sẽ tạo ra sự đồng thuận và hiệu quả cao trong phòng tránh thai khi có quan hệ tình dục. Với đa số câu trả lời thiếu chính
xác trên, một câu hỏi đặt ra là liệu có phải chính sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai lầm này là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai cao ở học sinh, sinh viên hiện nay?
14
Nhóm hai là những câu hỏi đo lường sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên về các biện
pháp tránh thai. Ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu xem sinh viên đã biết đến những biện pháp nào
được sử dụng để tránh thai. Việc biết đến các biện pháp tránh thai có ý nghĩa tăng sự lựa chọn
của sinh viên trong sử dụng các biện pháp tránh thai khi bước vào cuộc sống hôn nhân hoặc
khi có quan hệ tình dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy,có 98,3% sinh viên trong mẫu khảo sát
biết ít nhất một cách nào đó để tránh thai khi quan hệ tình dục. Biện pháp tránh thaiđược sinh
viên trong mẫu khảo sát biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su (97,9%), kế đến là đặt vòng
tránh thai (72,7%), dùng thuốc viên (70,2%), dùng thuốc tránh thai khẩn cấp (59,7%) bởi đây được xem là những biện pháp tránh thai có cách sử dụng đơn giản, ít tốn kém, mang lại hiệu
quả cao và được nhiều người sử dụng. Số liệu này tương đối trùng khớp với số liệu đưa ra từ SAVY 2003 khi có đến 97% thanh thiếu niên biết ít nhất một biện pháp tránh thai và bao cao su là biện pháp tránh thai được dùng chủ yếu đối với nhóm thanh thiếu niên chưa lập gia đình. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng, các biện pháp tránh thai được vị thành niên nhắc đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su và dùng thuốc tránh thai (Bùi Quỳnh Như, 2007). Các biện pháp tránh thai ít được biết đến nhất là thuốc cấy (32,4%), màng ngăn âm đạo (38,7%), xuất tinh ngoài (46,6%), tính vòng kinh (49,6%) và triệt sản (53,4%), do ít phổ biến, hiệu quả
thấp hoặc mang tính đặc thù. 70.2% 97.9% 32.4% 72.7% 38.7% 49.6% 46.6% 53.4% 59.7% 0.8% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Thuốc viên (vỉ 28 viên)
Bao cao su Thuốc cấy Vòng tránh thai Màng ngăn âm đạo Tính vòng kinh Xuất tinh ngoài Triệt sản Thuốc tránh thai khẩn cấp Khác
Biểu đồ 2.5: Mức độ hiểu biết của sinh viên về các BPTT.
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 02/2011
Như vậy, sinh viên đã có sự nhận biết, hiểu biết khá đầy đủ về các biện pháp tránh thai. Dù rằng, ở một số biện pháp tránh thai tỷ lệ sinh viên biết đến không cao như: thuốc cấy, màng ngăn âm đạo, … nhưng ở một số biện pháp tránh thai khác như: sử dụng bao cao su, dùng thuốc viên, đặt vòng tránh thai, ... tỷ lệ biết đến của sinh viên khá cao. Đặc biệt là đối
với bao cao su, có đến 97,9% sinh viên trong mẫu khảo sát biết đến, điều này có ý nghĩa khá
quan trọng, bởi việc biết đến bao cao su là một sự “bảo vệ kép” không chỉ giúp cho sinh viên phòng tránh thai khi có quan hệ tình dục mà nó còn giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ trong các phương án trả lời, cho
thấy các hiểu biết trên là khá phổ biến.