- Độ lệch (Skewness): Phép đo này đo lường độ lệch của phân phối về một trong hai phía.
3. Sử dụng công cụ Data Analysis để xử lí số liệu
3.1. Sử dụng công cụ Descriptive Statistics – Thống kê mô tả
Nhiệm vụ đặt ra: Khi có kết quả về điểm trung bình trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc (Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test - MSCEIT) của 1408 sinh viên, với điều kiện kết
quả điểm MSCEIT của 1408 sinh viên nằm trong cột OI1:OI1409. Để cho ra kết quả thống kê mô tả về điểm MSCEIT của 1408 sinh viên nhà nghiên cứu cần thực hiện các thao tác cơ bản
sau:
82
- Khởi động công cụ Descriptive Statistics bằng cách: + Đối với MS. Excel 2003: Menu Tools/Data Analyisis/Descriptive Statistics/OK.
+ Đối với MS. Excel 2007: Menu/Data/Data Analysis/Descriptive Statistics/OK.
- Khai báo đầy đủ các thông số cần thiết vào bảng điều khiển Descriptive Statistics như ở
hình 2.
+ Input range: Khai báo số liệu đầu vào;
+ Grouped by: Chọn kiểu số liệu nhập vào theo dạng cột (Columns) hoặc hàng (Rows). Trong trường hợp này, số liệu nhập vào theo dạng cột.
+ Label in first row: Nếu muốn kết quả đầu ra
có cả hàng tiêu đề (MSCEIT) thì đánh dấu
.
+ Output range: Khai báo địa chỉ hiển thị kết quả.
+ Summary Statistics: Thông tin tóm lược các đặc trưng thống kê. Thông tin này bắt buộc
phải đánh dấu để máy tính cho ra kết quả
thống kê mô tả.
+ Confidence Level for Mean: Chọn độ tin cậy: 90% hoặc 95% hoặc 99% tùy theo yêu cầu đánh giá, phân tích ước lượng.
+ Kth Largest: Cho ra kết quả về số lớn nhất
theo thứ tự lựa chọn của nhà nghiên cứu. Trong xử lí số liệu không cần thiết phải chọn thông tin này.
+ Kth Smallest: Cho ra kết quả số nhỏ nhất
theo thứ tự lựa chọn của nhà nghiên cứu. Trong xử lí số liệu không cần thiết phải chọn thông tin này.
- Click vào nút OK để máy tính thực hiện quá
trình tính toán. Sau khi click vào nút OK, máy tính sẽ cho kết quả thống kê mô tả được thực
hiện bởi công cụ Descriptive Statistics như ở bảng 1.
4.2. Sử dụng công cụ Corelation
Nhiệm vụ đặt ra: Khi biết kết quả về điểm toàn bộ thang đo MSCEIT và điểm của các tiểu thang đo thành phần của 1408 sinh viên nằm trong khối dữ liệu (OC1:OI1409), nhà nghiên cứu muốn có kết quả về hệ số tương quan giữa các tiểu thang đo thành phần với nhau và giữa
các tiểu thang đo thành phần với toàn bộ thang đo MSCEIT. Để làm được điều này, nhà nghiên cứu cần thực hiện các thao tác cơ bản sau:
- Khởi động công cụ Corelation bằng cách:
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả được thực hiện bởi công cụ Descriptive Statistics
MSCEIT Mean 69,75205 Standard Error 0,119144 Median 70,35724 Mode 71,15909 Standard Deviation 4,470665 Sample Variance 19,98685 Kurtosis 0,674183 Skewness -0,82733 Range 26,29119 Minimum 53,34588 Maximum 79,63707 Sum 98210,88 Count 1408 Confidence Level (95,0%) 0,233718
83
+ Đối với MS. Excel 2003: Menu Tools/Data Analyisis/Correlation /OK.
+ Đối với MS. Excel 2007: Data/Data
Analysis/ Correlation /OK.
- Khai báo đầy đủ các thông số cần thiết
vào bảng điều khiển Corelation như ở
hình 3.
+ Input range: Khai báo khối số liệu đầu
vào.
+ Grouped by: Chọn kiểu số liệu nhập
vào theo dạng cột (Columns) hoặc hàng (Rows). Trong trường hợp này, số liệu
nhập vào theo dạng cột.
+ Label in first row: Nếu muốn kết quả đầu ra có cả hàng tiêu đề thì đánh dấu .
+ Output range: Khai báo địa chỉ hiển thị kết quảđầu ra.
- Click vào nút OK để máy tính thực hiện quá trình tính toán. Sau khi click vào nút OK, máy tính sẽ cho kết quả hệ số tương quan giữa các biến được thực hiện bởi công cụ Correlation
như ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả tương quan được thực hiện bởi công cụ Correlation
Nhận thức Sử dụng Hiểu Kiểm soát EI kinh nghiệm EI chiến lược
Nhận thức 1 Sử dụng 0,3928 1 Hiểu 0,1927 0,2094 1 Kiểm soát 0,3741 0,4999 0,1791 1 EI kinh nghiệm 0,8233 0,8453 0,2412 0,5258 1 EI chiến lược 0,3903 0,4985 0,6207 0,8825 0,5344 1 MSCEIT 0,7810 0,8314 0,3819 0,6902 0,9668 0,7326 4. Kết luận
Công cụ Data Analysis có nhiều chức năng khác nhau. Việc sử dụng công cụ Data Analysis
giúp cho việc xử lí số liệu của nhà nghiên cứu trở nên dễ dàng, thuận tiện và chính xác hơn.
Tùy theo mục đích và yêu cầu cụ thể của từng đề tài cụ thể mà việc sử dụng các chức năng
của công cụ Data Analysis có khác nhau. Trong phạm vi bài viết này tác giả mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn sử dụng công cụ Descriptive Statistics để cho kết quả về thống kê mô tả và công cụ Correlation để cho kết quả về hệ số tương quan của dữ liệu. Các chức năng còn lại
của công cụ Data Analysin sẽ được tác giả giới thiệu trong các bài viết tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2009), Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Công Triêm – Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
84
USING TOOLS IN DATA ANALYSIS SOFTWARE MS. EXCEL FOR DATA ANALYSIS IN PSYCHOLOGY AND EDUCATION RESEARCH ANALYSIS IN PSYCHOLOGY AND EDUCATION RESEARCH
ABSTRACT
This paper introduces methods of the Data Analysis tool in MS. Excel software and tools used to process data in the psychology and education.
85
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỎ LÀO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
Lê Thị Thanh Xuân* - Huỳnh Văn Điện* - Chu Thị Bích Thảo*
TÓM TẮT
Cây cỏ lào thu hái tại Đồng Tháp, chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu thu được làm khan và xác định một số chỉ số hóa lý (tỷ trọng, độ quay cực, chỉ số khúc xạ), khảo sát thành phần hóa học các hợp chất có trong tinh dầu bằng phương pháp GC/MS.
1. Mở đầu
Cây cỏ lào (Chromolaena odorata linn) thuộc họ cúc ( Asteraceae). Cỏ lào còn gọi là cây cộng sản yên bạch, bớp bớp, bù xích, chùm hôi… Cỏ lào là một loại cây mọc thành bụi, thân
hình trụ thẳng cao hơn 2m, có nhiều cành, lá mọc đối, lúc non thì hình tam giác, dài 5-10cm, rộng 3-6cm. Khi cây trưởng thành lá biến thành hình quả trám, đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Cụm hoa đầu hình trụ dài 9-11mm,
đường kính 5-6mm, lúc mới nở hoa có màu xanh tím nhạt, sau đó có màu trắng, hoa nở vào tháng 11-12 dương lịch. Quả bé nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa, cỏ lào là loại cây mọc hoang và lan rộng nhiều vùng trên thế giới. Ở Việt Nam cỏ lào thường gặp ở
nhiều nơi từ trung du, miền núi thấp, đồng bằng. Đặc biệt ở Đồng Tháp cỏ lào mọc ven đường
rất nhiều.
Trong dân gian từ lâu cỏ lào được dùng như một thảo dược quí có khả năng điều trị được
nhiều bệnh: kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu, trị ghẻ, bỏng….Ngoài ra nhiều bài thuốc về
cây cỏ lào được dùng trong gia đình chữa các vết thương phần mềm, chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc…
2. Thực nghiệm
2.1.Nguyên liệu và hóa chất
Nguyên liệu: Cây cỏ lào
Hóa chất: Na2SO4, NaOH, HCl, Etanol… 2.2. Qui trình ly trích tinh dầu cỏ lào
Thuyết minh qui trình
Cây cỏ lào tươi được thu hái ven đường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, mang về xử lý sơ
bộ, lọai bỏ phần rễ và phần thân lá già úa, chọn lấy phần thân và lá xanh tươi, rửa sạch để ráo nước đem cắt nhuyễn. Nguyên liệu sau khi được xử lý sơ bộ cho vào bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu sau khi chưng cất tiến hành chiết loại nước và làm khan bằng Na2SO4, thu tinh dầu sản phẩm, tinh dầu sản phẩm được lắc với đietylete sau đó đuổi dung môi thu được
tinh dầu cỏ lào có màu vàng đậm, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước.
*
86
2.3. Xác định một số chỉ số hóa lý của tinh dầu:
- Tỷ trọng được xác định bằng phương pháp cân trong bình tỷ trọng 10ml là 0,90g/ml (300C) - Độ quay cực riêng được đo trên phân cực kế (POLARUMETER) Model: ADP 220, của
hãng BELLINGHAM-STANLEYLTD, England ở 200C với nguồn Na: [α]D20 =-13,340 (CHCl3)
- Chiết suất (chỉ số khúc xạ) được đo trên khúc xạ kế (REFRACTOMETER) ;Model: ABBE
60/DR, của hãng Bellingham Stanley Ltd-England: nD = 1,51 (270C)