chẽ hay lỏng lẻo trong quan hệ giữa hai hiện tượng với các biến tương ứng x và y. Nhìn chung, có nhiều công thức khác nhau để tính hệ số tương quan nhờ những phép biến đổi toán
học, song chúng đều cùng cho một kết quả như nhau, thể hiện mối liên hệ tương quan giữa
các biến số. Hệ số tương quan lấy giá trị trong khoảng: -1 r 1, khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, ngược lại khi dấu âm ta có tương quan nghịch. Khi r = 1 (hoặc r = -1) thì giữa x và y có liên hệ hàm số. Khi r càng gần 1 (hoặc -1) thì liên hệ tương quan càng chặt
chẽ. Khi r = 0 thì giữa x và y không có liên hệ tuyến tính.
2. Các chức năng cơ bản của Data Analysis và cách kích hoạt
2.1. Các chức năng cơ bản của Data Analysis
Data Analysis là một công cụ được thiết kế trong phần mềm MS. Excel để phân tích và xử lí
số liệu. Với lợi thế được cài đặt sẵn trong bộ phần mềm của Microsoft Office, công cụ Data Analysis giúp cho việc xử lí số liệu nghiên cứu trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác
hơn. Bộ công cụ Data Analysis được xây dựng với nhiều chức năng khác nhau nhưng trong bài báo này chúng tôi chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu cách thức sử dụng chức năng của
công cụ Descriptive Statistics và chức năng của công cụ Correlation.
*
81
2.1.1. Chức năng của công cụ Descriptive Statistics
- Công cụ Descriptive Statistics có chức năng là giúp nhà nghiên cứu đồng thời có được các
kết quả thống kê mô tả của số liệu nghiên cứu. Ngoài các kết quả về một số phép đo đặc trưng
trong thống kê như: Trung bình; Sai số chuẩn; Trung vị; Mode; Độ lệch chuẩn; Phương sai
mẫu; Khoảng tin cậy như đã nêu ở trên. Công cụ Descriptive Statistics còn cho nhà nghiên cứu các kết quả của các phép đo khác như: Độ nhọn của số liệu (Kurtosis); Độ lệch của số
liệu (Skewness); Phạm vi giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (Range); Giá trị nhỏ nhất
(Minimum); Giá trị lớn nhất (Maximum); Tổng của số liệu (Sum); Dung lượng của mẫu
(Count).