Hiện tượng nhường vai trần thuật

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 115)

. Xét các trường hợp riêng:

2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý

2.2.2. Hiện tượng nhường vai trần thuật

Trong Tám triều vua Lý, bên cạnh người kể chuyện dị sự ở ngôi thứ ba kể về các biến

cố, sự kiện và nhân vật lịch sử triều Lý, đôi khi, tác giả lại trao quyền trần thuật cho người kể

chuyện xưng “ta”, tạo nên hiện tượng nhường vai trần thuật.

Với kiểu trần thuật phi tác giả, hình tượng người trần thuật được đặt ở ngôi thứ nhất.

Hình bóng nhà văn đã được ẩn giấu đằng sau người kể chuyện. Qua người kể chuyện, Hoàng Quốc Hải đã có cơ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm cũng như quan điểm riêng của mình một

cách tự nhiên. Người kể chuyện đã được tác giả nhân vật hóa để thực hiện vai trò dẫn truyện

và minh chứng cho sự thật lịch sử. Người trần thuật ở ngôi thứ nhất thường được tác giả gắn

với những nhân vật hướng nội, nghĩa là để cho nhân vật tự kể chuyện của mình hoặc kể về

những việc liên quan tới mình thông qua độc thoại nội tâm.

Trong Tám triều vua Lý, nhà văn đã trao cho nhân vật quyền bình đẳng, được nói lên những suy nghĩ của mình để bào chữa cho mình trước dư luận lịch sử. Với quan điểm tiếp cận

nhân bản, nhà văn đã hướng điểm nhìn trần thuật vào nội tâm nhân vật, khiến việc tạo cho

khách thể cũng chính là nhân vật được đầy đặn và đa chiều hơn. Bước vào thế giới tâm hồn

của Lý Thường Kiệt, người đọc sẽ nhận ra nơi con người tài năng lỗi lạc, một dũng tướng lẫy

lừng của dân tộc là một con người luôn bị những đớn đau dằn vặt vì buồn tủi, mặc cảm và giận thân. Trong lòng Lý Thường Kiệt luôn trỗi dậy những kỉ niệm đớn đau mà chàng cố vùi

sâu như một nấm mồ chôn trong tâm khảm để rồi cuối cùng nó “òa vỡ như một chiếc cống

sập lúc triều cường”, bão nổi. Khi gặp lại chàng thiếu niên trên cảng Vân Đồn thì tất cả những

kỉ niệm xưa với người vợ Thuần Khanh tức khắc òa vỡ như một tiếng sét đánh bất chợt, khiến

những gì chôn chặt trong lòng đều phơi ra tươi rói trong óc não chàng. Cuộc đời bất hạnh như

dành sẵn cho con người tài ba lỗi lạc này. Mười ba tuổi thì cha mất đột ngột trong cuộc tuần

thú ở Ái Châu. Mười lăm tuổi lại mất mẹ. Hai anh em phải nhờ vào sự chăm sóc của người cô

ruột và chú dượng Tạ Đức. Rồi tình yêu đến và cuộc sống hạnh phúc lứa đôi với người vợ

Thuần Khanh, vừa nhan sắc vừa nết na. Hạnh phúc tưởng chừng như được bù đắp cho chàng

nhưng đau đớn thay, tai họa lại ập đến cuộc đời. Chỉ vì lòng yêu mến và sự ích kỷ muốn

chiếm hữu của vua Thái tông và hoàng thái tử Lý Nhật Tôn buộc chàng phải lựa chọn. Một

bên là tình chồng vợ, một bên là nghĩa vua tôi. Thường Kiệt đã chọn vua mà lìa bỏ người vợ

hiền. Đó là điều tàn nhẫn, là góc tăm tối của đời chàng không gì có thể biện minh được. Trên

đường từ viện tĩnh thân về nhà với mặc cảm bị hoạn, chàng vô cùng đớn đau, tủi hổ. Khi nhận được lá thư của Thuần Khanh để lại, chàng như chết lặng, cảm thấy mình là một thằng đàn

ông đê tiện, nhát hèn, nhân cách không bằng mắt cá chân của Thuần Khanh. Đau khổ, chàng vội nghĩ đến cái chết nhưng sợ liên lụy đến gia đình, chàng đành chấp nhận cuộc đời cay đắng nhưng trái tim chàng như tan nát vì mất vợ, mất con. Thân nam nhi trở nên vô dụng, chẳng

khác gì mấy đứa hoạn quan. Vì lòng trung thành với vua với nước, chàng đã cố ghìm nén lòng mình, coi đây như là số phận đã an bài, cố tìm niềm vui trong công việc. Gắn cuộc đời và số

phận mình vào sự cường thịnh của quốc gia, dân tộc. Coi những năm chung sống với Thuần

Khanh chỉ là một giấc mơ đã thuộc về quá vãng. Nhưng hình ảnh nàng luôn hiện hữu với một gương mặt oán hờn, mỉa mai “chưa từng thấy người đàn ông nào yêu gia đình vợ con bằng

yêu danh vọng” [6; tr.89]. Vợ con ra đi chàng đã cố quên đi, cố đè nén ký ức không cho nó

trỗi dậy nhưng nỗi đau ấy luôn rình rập, giày vò chàng và có lẽ chàng còn phải mang ký ức

khổ đau này cho tới lúc xuống mồ. Và nếu như có kiếp sau, thì kiếp sau chàng nguyện sẽ trả

116

người kể chuyện làm sống lại một vĩ nhân của lịch sử, khiến cho nhân vật một lần nữa được

sống dậy, hành động, suy tư và trăn trở, bước lại những đi trong quá khứ, làm sống lại cả một

triều đại huy hoàng trong lịch sử.

Người kể chuyện đã thâm nhập vào tâm hồn của nhân vật để nói lên tiếng nói của họ.

Bởi chỉ có thể nói bằng tiếng nói của nhân vật, suy nghĩ bằng cảm xúc của người trong cuộc,

mới thấy hết được cung bậc tình cảm, đi sâu vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn con người, từ đó khơi dậy niềm cảm thông sâu sắc của người đọc. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự đã trao hẳn sang cho nhân vật để nhân vật có thể bộc bạch tâm sự và trải hết nỗi lòng mình với người đọc. Trong Tám triều vua Lý, rất ít nhân vật là phụ nữ nhưng mỗi nhân vật của Hoàng Quốc Hải luôn mang trong mình một số phận bi thương. Họ là những người được sống trong

giàu sang, yên bình và hạnh phúc. Nhưng cơn bão táp quét qua cuộc đời khiến họ rơi vào bi

kịch. Đó là bi kịch của quyền lực. Và họ chính là nạn nhân của bi kịch ấy. Cuộc hôn nhân với

Ngô Tuấn khiến Tạ Thuần Khanh hạnh phúc tột cùng “Ở cái tuổi mười sáu nhưng nàng đã biết chăm chút cho gia đình, vừa làm vợ, vừa làm chị cùng biết bao nghĩa vụ gia đình, xã hội đè trĩu đôi vai thiếu nữ của nàng” [5; tr.528]. Thế nhưng, cơn bão táp của quyền lực đã cuốn phăng hạnh phúc của nàng. Ngô Tuấn theo lệnh vua phải tĩnh thân và lìa bỏ nàng. Nàng ngất

lịm. Nàng phẫn uất và cố gắng chống chọi số phận nhưng sức mạnh nào lớn mạnh bằng sức

mạnh quyền lực. Nàng đầu hàng số phận và ra đi trong vô định để lại Ngô Tuấn với những đớn đau cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Thượng Dương hoàng thái hậu được sinh ra trong thế giới vương quyền, lớn lên được

làm thái tử phi, chính cung hoàng hậu và làm hoàng thái hậu nhiếp chính. Người đàn bà ấy đã

đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng cũng chính quyền lực đã đẩy bà rơi vào bi kịch cuộc đời. Bà bàng hoàng và không còn tin ở mắt, ở tai mình nữa khi nghe chiếu chỉ của vua: “Bãi chức hoàng thái hậu của Dương thị, tạm giam để kê cứu tội trạng”[7; tr.86]. Đang từ trên đỉnh

cao tót vời của cuộc sống vương giả, nay tụt xuống đáy địa ngục. Nhớ lại những khoảnh khắc

của cuộc đời, bà không khỏi xót xa, ân hận. Cũng bởi, xem thường Ỷ Lan và tin tưởng vào khả năng của mình nên cuối cùng bà phải nhận lấy tủi nhục. Hoàng thái hậu Thượng Dương

nhận ra: “Ở đời không có loại bẫy nào dụ được con người vào tròng một cách đầy hứng khởi

và tận lực dấn thân như cái bẫy quyền lực và quyền lực có khả năng làm hư hỏng và sa đọa

một con người”[7; tr.48]. Bằng chứng là sự câu kết giữa Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt để làm nên cuộc chính biến nhằm leo lên chiếc ghế quyền lực. Vậy nên, bà tự hỏi, liệu Lê Thị Khiết –

con bé nhà quê hái dâu hương Thỗ Lỗi, có phải chính là “kẻ gióng lên hồi chuông báo tử đầu

tiên cho triều đại nhà Lý vốn coi là thuần từ không” [7; tr.102]. Trước khi nhận lấy cái chết

oan khốc, bà còn kịp nhắn nhủ với thế hệ mai sau “Ta mong rằng cái chết của ta chính là sự

cảnh tỉnh cho các triều đại sau này phải dè chừng bọn khố rách áo ôm mỗi khi tuyển lựa hoặc

trao cho nó trọng trách gì. Bởi lũ táo tợn bất nhân này một khi chúng đã bấu được và một

mảnh giáp quyền lực thì chúng có thể làm được mọi việc ở trên đời để chiếm trọn chiếc áo

giáp ấy. Còn nghĩa khí ư, đó là điều xa xỉ đối với chúng” [7; tr.107].

Như vậy, hiện tượng nhường vai trần thuật vào bên trong nhân vật, nói bằng tiếng nói

nhân vật, nhìn bằng điểm nhìn bên trong tự thân nhân vật, người kể chuyện dường như bị mất đi tiếng nói phán quyết đối với tính cách, số phận nhân vật mà quan trọng hơn cả là nhân vật đã có một đời sống riêng, khẳng định được bản sắc riêng và không bị hòa lẫn vào bất kì nhân vật nào khác.

C. KẾT LUẬN

Tám triều vua Lý được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt; người kể chuyện đứng bên ngoài những sự kiện, biến cố của câu chuyện và khách quan kể lại câu chuyện. Với phương thức trần thuật này, người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải

117

vừa mang dáng dấp của người kể chuyện truyền thống khi được nhà văn trao cho vị trí “thượng đế” trong lối kể, trong việc xây dựng nhân vật, thậm chí trong việc “sắp xếp” số phận

nhân vật nhưng lại vừa mang dáng dấp của người kể chuyện hiện đại khi tác giả đã khéo léo

trao điểm nhìn cho nhân vật tạo nên phương thức trần thuật nhân vật hay hiện tượng nhường

vai trần thuật. Chính sự kết hợp nhiều gương mặt người kể chuyện đã tạo nên sự di động điểm

nhìn và sự luân phiên trần thuật, từ đó, nhà văn giúp người đọc có khả năng cảm nhận đa

chiều về hiện thực cuộc sống và lịch sử mở ra cận cảnh hơn.

Lịch sử đã lùi về quá khứ gần một thiên niên kỉ, tất cả các sự kiện và nhân vật đã trở

thành quá vãng với con người hiện đại. Nhưng bằng tài năng sáng tạo và tâm huyết với những

giá trị lịch sử dân tộc, Hoàng Quốc Hải đã dày công phục dựng lại một triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc – triều đại nhà Lý. Và người hôm nay, đứng từ nhiều góc nhìn để nhận

thức lại lịch sử, để chiêm nghiệm và lý giải về những sự kiện lịch sử và những con người

trong lịch sử. Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về lịch sử dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. M. Bakhtin (2004), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn.

2. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. M.Jahn (2005), Trần thuật học, Nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như

Trang dịch, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHSP Hà Nội.

4. Hoàng Quốc Hải (2010), Thiền sư dựng nước, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

5. Hoàng Quốc Hải (2010), Con ngựa nhà Phật, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

6. Hoàng Quốc Hải (2010), Bình Bắc dẹp Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

7. Hoàng Quốc Hải (2010), Con đường định mệnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

8. Ngô Sĩ Liên (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

9. Trần Huyền Sâm (2010), Những vấn đề lý luận văn học Phương Tây hiện đại (Tự sự học kinh điển), Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

11. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học, phần 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)