SINH VIÊ NỞ KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 151)

. Đặng Thị Điệp h ội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đạt danh hiệu Nghệ nhân HàN ội năm

SINH VIÊ NỞ KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Trần Kim Ngọc* TÓM TẮT

Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo thai, đang ngày càng phổ biến. Và điều

12

đáng nói là cơn sốt “tình yêu” đó cũng đã ảnh hưởng tới giới sinh viên. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề quan hệ tình dục an toàn ở sinh viên là điều cần thiết. Đối với một xã hội Á Đông như Việt Nam thì việc làm này không phải dễ dàng, đòi hỏi phải có sự “chung tay góp sức” từ nhiều phía như: gia đình, nhà trường và xã hội. Bài viết xin nêu ra một vài đánh giá về thực trạng nhận thức vấn đề quan hệ tình dục an toàn của sinh viên ở ký túc xá trường đại học Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.

Đặt vấn đề

Hiện nay, vấn đề quan hệ tình dục an toàn (QHTDAT) ở học sinh, sinh viên đã được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. Cha mẹ, thầy cô giáo cởi mở hơn khi tâm sự,

chia sẻ với con, em những điều thầm kín. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng mạnh

dạn hơn khi truyền tải những thông tin liên quan đến giới tính và QHTDAT. Đặc biệt, nhiều trường đã đưa vào giảng dạy các môn học về giới tính, tổ chức các buổi truyền thông về

QHTDAT có nội dung phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên. Thế nhưng, tỷ lệ

mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở học sinh, sinh viên vẫn còn ở mức cao. Theo số

liệu thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: trung bình mỗi năm cả nước

có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15–19, trong đó có đến 60–70 % là học sinh, sinh

viên1. Việc nhận thức không đầy đủ về QHTDAT cũng là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.

Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình dục, sức khỏe sinh sản ở vị thành niên, thanh niên và sinh viên nhưng chủ yếu tập trung ở các khía cạnh như: định hướng, quan

niệm, hành vi về vấn đề “sống thử” và tình dục trước hôn nhân; nhu cầu thông tin về sức khỏe

sinh sản; ảnh hưởng của điều kiện sống, nhận thức và hành vi đến sức khỏe sinh sản; … vấn đề nhận thức về QHTDAT trong nhóm sinh viên chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Trong xã hội, sinh viên là đối tượng có học vấn khá cao, vậy nhận thức của họ về QHTDAT

như thế nào? Để góp phần tìm câu trả lời thỏa đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng

nhận thức của sinh viên về QHTDAT qua trường hợp nghiên cứu ở ký túc xá trường Đại học Đồng Tháp.

Khái niệm nhận thức về QHTDAT được chúng tôi thao tác và đo bởi các biến: nhận biết,

hiểu biết về vấn đề sinh sản và các biện pháp tránh thai; nhận biết, hiểu biết về các bệnh lây

truyền qua đường tình dục; các nguồn cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề QHTDAT. Một nhận định khá phổ biến là sinh viên có sự nhận biết, hiểu biết tốt về vấn đề sinh sản, các

biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS). Tuy nhiên, các nguồn cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề QHTDAT ở sinh viên vẫn còn hạn

chế.

Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 02/2011 tại ký túc xá trường Đại học Đồng Tháp. Mẫu khảo sát là 240 sinh viên đang theo học tại trường, phân bố đều theo giới tính, năm học

và khối ngành, được thực hiện bởi phương pháp thu thập thông tin định lượng dựa vào bản

hỏi thiết kế sẵn, kết hợp với phỏng vấn sâu một số sinh viên từ mẫu định lượng. Bài viết này giới thiệu một số kết quả từ cuộc khảo sát trên.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)