1. Vai trò, vị trí của kĩ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm
+ Kĩ năng là năng lực thực hiện có kết quả một hoạt động nhất định dựa trên sự hiểu biết và sự vận dụng linh hoạt các tri thức và PP tương ứng đã được học. (Kĩ năng thường gọi là kiến thức trong hoạt động, vì nó luôn liên hệ với sự ứng dụng kiến thức vào thực tiễn)
+ Kĩ xảo là năng lực thực hiện thành công ở mức độ tự động hóa một thao tác hay một công việc nhất định, thể hiện sự thành thạo trong hoạt động thuộc lĩnh vực nhất định nào
đó.[1, tr.31].
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, những kĩ năng được hình thành trong quá trình nghiên cứu những cơ sở khoa học và cần thiết để nghiên cứu chúng một cách có kết
quả, được gọi là những kĩ năng học tập.
Việc hình thành kĩ năng sử dụng TBTN vào DH VL là điều mà chúng tôi quan tâm trong quá trình đào tạo GVVL ở các trường CĐSP và ĐHSP.
* Vị trí, vai trò của kĩ năng sử dụng TBTN vào dạy học Vật lý
Thí nghiệm VL với tính cách là phương tiện, PPDH giữ vai trò, chức năng quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của DH VL ở trường PT, đặc biệt là chức năng trực quan, chức năng PP luận. TN được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình DH, có ý nghĩa lớn trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS. TN trong DH tạo điều kiện vật chất để HS
được hoạt động: quan sát, thu thập số liệu, tranh luận trao đổi về kết quả TN, vận dụng hiểu biết lý thuyết để giải thích, HS được thực hiện TN, bồi dưỡng khả năng nêu giả thuyết, nêu
phương án TN, hình thành và phát triển kĩ năng thực hành vật chất có tính kĩ thuật ...
*
38
Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã đặt ra yêu cầu mới cho người GV: cần thay
đổi cách dạy sao cho HS hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Đối với môn VL cần phải tổ chức các hoạt động DH gắn liền với việc khai thác các TBTN.
Ngoài những kĩ năng cơ bản cho mọi GV như: kĩ năng lập kế hoạch dạy học; tổ chức hoạt
động – giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả DH… thì từ đó rõ ràng kĩ năng sử dụng TBTN vào DH là một trong những kĩ năng chuyên biệt cần thiết của GV VL. Mặt khác học phần “Thí nghiệm PPDH VLPT” là học phần mà nội dung chính là hình thành và bồi dưỡng kĩ năng, kĩ xảo sử dụng TN trong DHVL. Do vậy, việc xây dựng mô hình cấu trúc kĩ năng này
có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng cho SV ở các trường CĐSP và ĐHSP để họ có thêm những hành trang cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn. [1]
2. Tiến trình nghiên cứu xây dựng mô hình
+ Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nghề, lý thuyết hoạt động và về hình thành kĩ năng.
+ Nghiên cứu mục tiêu chương trình, các tiêu chí đánh giá giờ dạy tốt ở trường PT và một số tài liệu bồi dưỡng GV.
+ Biên soạn và vận dụng hệ thống kĩ năng sử dụng TN trong DH VL theo mô hình, cấu trúc đã đề xuất một cách chi tiết.
+ Thực nghiệm sư phạm có đối chứng trên đối tượng là SV ngành Sư phạm VL ở Trường
ĐH Đồng Tháp trong năm học 2009 – 2010.
+ Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thuật toán thống kê mô tả và thống kê kiểm
định một cách chi tiết.
3. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình
Mô hình cấu trúc “Kĩ năng sử dụng TBTN vào DH Vật lý” gồm có 4 yếu tố cấu thành sau:
* Kĩ năng nắm vững các loại thí nghiệm được sử dụng trong DHVL
+ Mục đích: Sử dụng thành thạo theo đặc điểm, yêu cầu cho từng loại TN (TN biểu diễn, TN trực diện đồng loạt, TN thực hành…)
+ Hành động để đạt mục đích: Nghiên cứu các tài liệu về PPDH vật lý ở trường PT để vận
dụng linh hoạt các loại TN này; - Xác định những yêu cầu trọng tâm về mặt kĩ thuật cho mỗi
loại TN để dễ dàng vận dụng vào DH bộ môn.
* Kĩ năng lập kế hoạch và phân loại các dạng TN dùng trong chương từng chương (theo
chương trình và SGK VLPT)
+ Mục đích: Lập bảng thống kê các loại thí nghiệm
Bảng1: Phân loại các thí nghiệm được sử dụng trong một chương cụ thể.
TN thực tập Những TN đơn giản, rẻ tiền (nếu có) S T T Tên bài học TN biểu diễn TN trực diện (đồng loạt) TN thực hành (ở P.TN) TN và quan sát VL ở nhà
+ Hành động để đạt mục đích: Nghiên cứu chương trình SGK để lập danh mục các TN cần thiết cho các nội dung DH trong chương; - Nghiên cứu nội dung từng bài để lựa chọn, phân loại các loại TN được sử dụng; - Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu chuyên khảo khác để tìm tòi những TBTN đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm trong đời sống (có thể yêu cầu HS trang
bị) làm phong phú bài học khi sử dụng các TN đó làm TN mở đầu hoặc củng cố kiến thức,…
* Kĩ năng thực thi kế hoạch vận hành TBTN
+ Mục đích: Đảm bảo tiến hành TN thành công theo mục tiêu đề ra.
+ Hành động để đạt mục đích: Thành thạo khi thực hiện một TN cần thiết (xác định mục
đích TN, kĩ năng thiết kế sơ đồ TN, kĩ năng lựa chọn dụng cụ TN, kĩ năng tháo lắp TBTN, kĩ năng tiến hành TN, kĩ năng xử lí kết quả TN); - Biết sửa chữa, bảo dưỡng các TBTN hỏng hóc nhỏ; - Tìm kiếm, thay thế, bổ sung các chi tiết bị thiếu trong bộ TN.
* Kĩ năng sử dụng TN vào DH Vật lý
39
động nhận thức của HS.
+ Hành động để đạt mục đích: Soạn giáo án theo hướng khai thác triệt để việc sử dụng TN làm phương tiện DH (TN mở đầu, xây dựng, củng cố kiến thức mới hoặc kiểm tra – đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS); - Thực thi bài học có sử dụng TN theo kế hoạch (chú ý đảm bảo
đẩy đủ các yêu cầu về trang thiết bị và kĩ năng tổ chức giờ dạy có TN ở lớp hoặc tại phòng TN); - Sử dụng TN đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ; - Tiến hành TN thành công ngay; - Sử dụng TN đảm bảo yêu cầu về các mặt khoa học vật lý và khoa học sư phạm. ([2],[4],[6]) xem sơ đồ 1.1 Sơ đồ khối mô hình cấu trúc kĩ năng sử dụng TBTN trong dạy học vật lý.
Vận dụng mô hình vào việc lặp kế hoạch chương “ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG” Vật
Lý 11 – ban cơ bản
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.1 Kiến thức cần đạt được gồm: 1.1 Kiến thức cần đạt được gồm:
+ Nêu được các cách nhiễm điện cho vật (cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng) + Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích
+ Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra lực điện giữa hai điện tích điểm. + Nêu được nội dung chính của thuyết electron
+ Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì? + Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện
+ Phát biểu được HĐT giữa hai điểm trong điện trường và nêu được đơn vị đo HĐT. + Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai
điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
+ Nêu được nguyên tắc, cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
+ Phát biểu được ĐN điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung. + Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều có mang năng lượng.
1.2. Kĩ năng
+ Vận dụng được thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện
+ Vận dụng định luật Cu – lông và khái niệm điện trường để giải thích các bài tập đối với hệ điện tích điểm.
+ Giải được các bài tập về chuyển động của điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.
1.3. Thái độ
+ Tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức mới - Lập danh mục phân loại
các TN được sử dụng trong chương. - Tìm hiểu thực trạng TBTN của trường. - Bổ sung thêm các TN đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm, dễ chế tạo. Thực hiện thành thạo các yêu cầu về mặt kĩ thuật cho từng loại TN (TN GV và TN HS)