Tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện đào tạo của các trường Sư phạm trong đó có ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 52)

- Trên cơ sở cấu tạo, mối quan

1.Tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện đào tạo của các trường Sư phạm trong đó có ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

ngành Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi và yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, công tác đào tạo trong ngành Sư phạm, một ngành có tính “máy cái” cần phải đổi mới một cách toàn diện

và có hệ thống cao.

Trước hết do giáo dục phổ thông đã có những đổi mới căn bản, đòi hỏi giáo dục sư

phạm phải đổi mới tổng thể toàn diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, điều kiện, trang thiết bị các trường sư phạm theo hướng hiện đại hóa nội dung, phương tiện dạy học, giáo dục…nhằm hướng tới phát triển nhân cách toàn diện, phát triển đầy đủ năng lực của mỗi sinh viên.

Yếu tố quan trọng quan hệ mật thiết có tính hữu cơ nhằm đạt được mục tiêu đổi mới chính là đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học và giáo dục.

Đặc biệt trong những năm gần đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ

thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp thu được qua mấy năm học ở trườngsư phạm lạc hậu rất nhanh. Nhưng mục tiêu đào tạo vẫn đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản mà cấp thiết là trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản và dạy cách học cho sinh

viên, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.

Điều đó đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá

trình giáo dục, ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy…. Do đó, có thể nói rằng, công tác đào tạo trong các trường sư phạm hiện nay đã khắc phục được phần nào nhược điểm của các phương pháp cũ, tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục-

đào tạo.

Trong thời gian qua, trước yêu cầu đổi mới trên, giảng viên dạy môn Công tác Đội TNTP

Hồ Chí Minh tại các trường ĐHSP - CĐSP (trong đó có Đại học Đồng Tháp) đã có những định hướng và bước đầu tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, dựa trên quan điểm phát huy tính

tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của sinh viên, kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên đã đạt kết quả nhất định. Các trường có khoa sư phạm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng và cũng đã đạt được một số kết quả tích cực.

*

53

Tuy nhiên, nhìn chung những thay đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường sư phạm hiện nay chủ yếu là thuyết giảng có tính áp đặt của giảng viên, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên.

Để khắc phục trình trạng này, Nghị quyết TƯ 2, khóa VIII, BCH TƯ Đảng CSVN đã

đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một

chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương

pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự

nghiên cứ cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên…” và sau đó là hàng loạt

các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, các Nghị định và Kế hoạch của Chính phủ về giáo dục -đào tạo:

- Luật Giáo dục năm 1998 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;

- Chỉ thị số 58-CT/TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa đất nước;

- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010;

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 04/05/2001 các Chương trình mục tiêu quốc

gia về Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2005;

- Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015 được Chính phủ

phê duyệt ngày 02/07/2003;

- Quyết định số 33/2002/ QĐ-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005;

- Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm 2010.

Một phần của tài liệu ình thành và phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 52)