. Xét các trường hợp riêng:
1. Phú làm ột thể loại của văn học Trung Hoa cổ du nhập vào Việt Nam và được xem
là một trong những thể loại bác học nhất. Theo GS. Phan Ngọc thì người xưa cho rằng: “giỏi phú mới được tiếng là người hay chữ”[5]. Tìm hiểu thành ngữ tục ngữ trong phú tiếng Việt sẽ giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa thể tài văn học dân gian này với với một
thể loại văn học ngoại nhập – thể phú. Đồng thời từ đó có thêm cứ liệu để khẳng định mối
quan hệ hai chiều mật thiết giữa văn học viết và văn học dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần lí giải sắc thái thẩm mỹ riêng của phú tiếng Việt; đồng thời ít
nhiều thấy thêm đặc điểm của thành ngữ tục ngữ người Việt.
Cho đến nay đang có những quan điểm khác nhau về thành ngữ và tục ngữ. Chúng tôi theo quan điểm cho rằng: “Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày”[4,
tr.21]. Sự khác biệt cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ: thành ngữ là tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu – ngôn bản đặc
biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật [4, tr.24]. Trong bài viết này chúng tôi không quan tâm nhiều đến sự phân biệt rạch ròi thành ngữ và tục ngữ; mà lưu ý chúng đều là những thực thể giàu vần điệu, tiết tấu, thể hiện những giá trị nhân sinh giàu tính dân tộc… đã tồn tại như thế nào trong phú tiếng Việt.
Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn cuốn Phú Việt Nam cổ và kim [1]. Trong cuốn này chúng tôi cũng chỉ chọn những bài phú tiếng Việt có tác giả. Đây là tuyển tập những bài phú
được phiên âm ra quốc ngữ khá sớm. Cuốn sách tập hợp được một số lượng tác phẩm phong
phú của nhiều tác giả, nhiều thời kỳ. Có cả phú chữ Nôm được phiên âm ra quốc ngữ và phú viết bằng chữ quốc ngữ; có cả phú cổ và phú kim, có cả phú khuyết danh và không khuyết
danh.