- Xây dựng kế hoạch bà
2. Tổ chức hoạt động nhận thức thông qua rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 1.Cơ sở lí luận
2.1. Cơ sở lí luận
Có 4 mức độ của mục đích nhận thức: Biết , Hiểu, Vận dụng và Giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề là mức độ đánh giá khả năng vận dụng một cách phối hợp các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề có quan hệ chặt chẽ với tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Các hoạt động giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh đạt được các thao tác
nhận thức: kết luận, đánh giá, cân nhắc, phân tích, lập luận, quyết định, phát triển, suy luận,
bình luận, phác thảo, cấu trúc, lập kế hoạch, phân tích mà còn giúp giáo viên có điều kiện để
quan sát các cách xử lí vấn đề các em tiến hành, từ đó hướng dẫn, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.
*
46
Các vấn đề thực tiễn nói chung và các vấn đề học tập nói riêng luôn vận động và phát triển, đa dạng về hình thức, hàm chứa nhiều vấn đề. Hoạt động nhận thức nhằm giải quyết vấn đề cũng có muôn màu, muôn vẻ, linh hoạt và tinh tế. Hoạt động giải quyết vấn đề có các mức độ, có quy trình gồm các bước cụ thể, vận dụng trong dạy học cần chú ý lựa chọn các mức độ
cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và nội dung cụ thể của mỗi bài học, ví dụ như các mức độ sau:
- Giáo viên nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (thuyết trình hoặc làm thí nghiệm).
- Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết vấn đề.
- Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm cách giải quyết vấn đề.
- Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh, tạo tình huống để học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Học sinh tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết và tự đánh giá.
Hoá học là bộ môn có lí thuyết và có thí nghiệm, thực hiện các bước theo quy trình (8 bước) của từng nội dung được cụ thể như sau:
2.1.1.Quy trình dạy học sinh giải quyết vấn đề trong các bài có sử dụng thí nghiệm
Đặc điểm: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Hoá học nói riêng, thí nghiệm có vai
trò rất quan trọng và được coi là một bộ phận không thể thiếu được, nó là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, đồng thời rèn luyện và phát triển cho học sinh các kĩ năng thực hành, quan sát và giải
thích hiện tượng. Tuy nhiên, không phải bất cứ tình huống nào cũng được dùng để tạo tình huống có
vấn đề trong dạy học. Mà chỉ có các thí nghiệm qua đó có thể đặt ra và giải quyết các vấn đề học tập
khác nhau. Nội dung các thí nghiệm cần dựa vào sự hiểu biết các hiện tượng và quy luật đã biết của
học sinh. GV cần trình bày thí nghiệm trước, để dẫn dắt, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Khi quan
sát hiện tượng thí nghiệm và suy ngẫm học sinh thấy được mâu thuẫn về nhận thức (nảy sinh tình huống có vấn đề). Dưới sự hướng dẫn của GV học sinh xây dựng giả thuyết và tìm ra con đường
giải quyết vấn đề:
Bước 1: Đặt vấn đề:
- Tiến hành thí nghiệm đã học hoặc nhắc lại kiến thức cũ mà học sinh đã biết, đã hiểu.
- Trình bày lại thí nghiệm trong điều kiện mới (có thể chỉ khác nhau về nồng độ, môi trường,
nhiệt độ).
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nhận xét qua quan sát các hiện tượng thí nghiệm.
Bước 2: Phát biểu vấn đề:
Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu , hiện tượng quan sát được, giáo viên yêu cầu học sinh lập
mối liên hệ giữa các dấu hiệu bề ngoài và bản chất của quá trình, đồng thời trả lời các câu hỏi
sau:
- Phản ứng (thí nghiệm) vừa rồi xảy ra ở điều kiện nào?
- Các dấu hiệu chứng tỏ phản ứng xảy ra và cho biết sản phẩm tạo thành? Có giống với sản
phẩmđã học không?
- Ngoài tính chất đã biết, nguyên tố (đơn chất, hợp chất,...) còn tính chất nào khác?
Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết – nêu giả thuyết
47
- Xác định sản phẩm của phản ứng: Để giải quyết vấn đề này giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào các dấu hiệu quan sát được rồi tổng hợp, phân tích, so sánh sau đó phán đoán xem
chất mới này là chất gì? Cũng có thể thử sản phẩm bằng các phản ứng đặc trưng hoặc bằng
chỉ thị… Từ đó viết phương trình phản ứng.
- Để xác định được tính chất khác của chất nghiên cứu trong điều kiện mới, giáo viên yêu cầu
học sinh dựa vào kết luận về chất mới tạo thành và phương trình phản ứng. Nếu phản ứng thuộc loại
phản ứng oxi hoá- khử để biết vai trò của các chất trong phản ứng cần dựa vào sự thay đổi số oxi
hoá của các nguyên tố trong phản ứng, từ đó xác định tính chất khác của nguyên tố (hay chất phản ứng).
Bước 4 và 5: Thực hiện kế hoạch và giải theo giả thuyết Bước 6: Đánh giá kế hoạch giải
Bước 7: Kết luận vấn đề
Giáo viên chỉnh lí, bổ sung và chỉ ra điều cần lĩnh hội.
Bước 8: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu và dạy học sinh tập vận dụng kiến thức
Có thể cho học sinh thực hiện thí nghiệm đối với một số chất tương tự.
2.1.2.Quy trình dạy học sinh giải quyết vấn đề trong các bài không có thí nghiệm
Đặc điểm: Đây là những bài mang tính chất hệ thống hoá, khái quát hoá các kiến thức về cấu
tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, … hay các bài phần lớn có liên quan đến một vấn đề lý
thuyết, mô tả mẫu vật, trạng thái tự nhiên và ứng dụng,… Để giải quyết vấn đề, học sinh phải biết phân tích, so sánh và đối chiếu để nêu bật được mối quan hệ bản chất của các kiến thức, dẫn đến
tình huống có vấn đề mà giải quyết được vấn đề này sẽ dẫn đến hình thành kiến thức mới. Các bước
cụ thể:
Bước 1: Đặt vấn đề.
Thông qua hệ thống kiến thức đã học, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh về mối quan hệ giữa
các yếu tố: Cấu tạo tính chất Điều chế hay trạng thái tự nhiên.
Bước 2: Phát biểu vấn đề
Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề - nêu giả thuyết
Giáo viên nêu ra phương hướng giải quyết? Nêu giả thuyết hoặc tự học sinh đề xuất các giả
thuyết.
Bước 4 và 5: Lập kế hoạch giải và giải theo giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, so sánh trả lời các câu
hỏi, phủ nhận điều này và xác nhận điều kia để đi đến thống nhất. Bước 6: Đánh giá kế hoạch giảng
Kiểm tra hệ thống câu trả lời về nội dung và logic lập luận để xác định xem giả thuyết đúng
hay sai.
Bước 7: Kết luận về lời giải
Bước 8: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu được qua ví dụ khác
2.2. Ví dụ
48
Ví dụ 1: Giải quyết vấn đề trong bài có thí nghiệm: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của
glixerol (glixerin)-Bài 43.Chương 8. Dẫn xuất Halogen-Ancol- Phenol. (Hoá học 11.Cơ bản)
Giáo viên sử dụng dạy thí nghiệm nêu vấn đề như sau:
Nhiệm vụ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Bước 1: Đặt vấn đề
Bước 2: Nêu vấn đề
Bước 4 và 5: Lập kế hoạch
giải theo giả thuyết:
Bước 6: Đánh giá việc thực
hiện kế hoạch giải
Bước 7: Kết luận
Bước 8: Kiểm tra lại kiến thức
vừa tiếp thu và dạy học sinhh
vận dụng kiến thức.
Gv: Thực hiện phản ứng của
etanol và glixerol với Cu(OH)2 rắn
Yêu cầu: Học sinh quan sát
hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm
Gv: Đề ra nhiệm vụ:
Hãy giải thích các hiện tượng