. Xét các trường hợp riêng:
2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý
2.1. Người kể chuyện dị sự – toàn năng không đứng cùng bình diện với nhân vật lịch sử
Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử là ưu tiên khẳng định tính chất hư cấu của cốt
truyện, nhân vật nhưng phải tạo cho nó cái vẻ khách quan, giống như thật, đảm bảo cho độc
giả cảm thấy mọi biến cố, sự kiện và nhân vật có thể diễn ra như vậy. Tám triều vua Lý đã sử
dụng phương thức trần thuật ngôi thứ ba với người kể chuyện dị sự – toàn năng, giấu mặt, không đứng cùng bình diện với các nhân vật lịch sử là người kể chính đã thể hiện những đặc trưng cơ bản đó.
Tám triều vua Lý được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt; anh ta đứng bên ngoài những sự kiện, biến cố của câu chuyện và khách quan kể lại câu chuyện. Đó là người kể
chuyện toàn năng, bởi thông qua anh ta mà người đọc được cung cấp những hiểu biết và một
cái nhìn tương đối toàn diện và sinh động về một triều đại oai hùng trong lịch sử Việt Nam – triều đại nhà Lý. Với dung lượng đồ sộ (3509 trang), bộ tiểu thuyết mang tính chất liên hoàn, tái hiện 216 năm trị vì của vương triều nhà Lý, người kể chuyện đã cung cấp cho người đọc
toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong của một triều đại. Tuy vậy, người kể
chuyện đã không lựa chọn bao quát toàn bộ các sự kiện của một triều đại mà chỉ lựa chọn một
số sự kiện và nhân vật tiêu biểu, đặc biệt, người kể chuyện chủ yếu xoay quanh cuộc đời của
tám vị vua nhà Lý, trong đó, Lý Thái Tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông, Lý Nhân tông được
xem là những vị vua anh minh, tài giỏi lỗi lạc bậc nhất và đã để lại những dấu ấn không bao
112
mang tầm vóc lịch sử như: công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm của quân
dân nhà Lý. Có thể nói, thời đại nhà Lý là một trong những thời đại oai hùng nhất và có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Với Tám triều vua Lý, nhà văn đã sáng tạo rất nhiều biến cố, sự kiện và nhân vật lịch sử nhưng nhà văn chỉ để cho người kể chuyện nhấn mạnh vào những vấn đề nổi bật và cốt yếu.
Trong Thiền sư dựng nước người kể chuyện nhấn mạnh vào ba sự kiện lớn: sự lên ngôi của
Lý Công Uẩn, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La và loạn tam vương; trong Con ngựa nhà Phật,
người kể chuyện nhấn mạnh vào hai sự kiện lớn: Lý Thái tông chăm lo đời sống của nhân dân
và cung nữ của tiên đế được giải cung, cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm Quý Mão (1044); trong Bình Bắc dẹp Nam với hai sự kiện lớn được người kể chuyện khắc họa sâu sắc: công
cuộc kháng Tống và bình Chiêm của Lý Thánh tông năm Ất Dậu (1069); trong Con đường định mệnh, người kể chuyện dồn bút lực vào ba sự kiện chính, đó là: cuộc chính biến năm
Quý Sửu (1073), cuộc kháng chiến chống quân Tống năm Bính Thìn (1076) và quá trình suy vong của nhà Lý vào những năm cuối cùng của vương triều. Thông qua những biến cố và sự
kiện chính, người kể chuyện mang quan điểm của tác giả đã lý giải những sự thật lịch sử theo
cái nhìn chủ quan của tác giả, theo tư duy của thời hiện đại. Nhưng để tạo nên tính khách quan, anh ta phải giả vờ như không dính líu đế câu chuyện, không bày tỏ chính kiến của mình mà chỉ lặng lẽ quan sát, dõi theo nhân vật, sự kiện để kể lại câu chuyện một cách trung thực.
Bằng lời kể của người kể chuyện dị sự, người đọc sẽ lắng nghe được rất nhiều câu
chuyện về cuộc đời của các nhân vật. Người đọc sẽ được lắng nghe tiếng nói vọng lại từ tâm
hồn họ, được lắng nghe họ nói với nhau, bày tỏ ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về người khác. Thông qua những cuộc trò chuyện của các nhân vật, người đọc sẽ nhận biết được rất nhiều điều thú vị về cuộc đời vì nước vì dân của Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh
tông, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành; về cuộc đời đầy đam mê quyền lực, tranh quyền đoạt
vị của Nguyên phi Ỷ Lan, Đỗ Anh Vũ, Đỗ thái hậu; về cuộc đời đầy đam mê dục lạc, ái tình của Lê Long Đĩnh, Lý Cao tông, Lê thái hậu; và cuộc đời hiến mình cho Phật của các vị thiền sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Chiếu,…
Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý không đứng cùng bình diện với nhân vật
lịch sử mà đứng bên ngoài câu chuyện để quan sát, bao quát và thuật lại cho người đọc những gì mình chiếm lĩnh được. Với cái nhìn tổng thể, anh ta đã bao quát gần như trọn vẹn hiện thực đời sống hết sức chân thực, sinh động, đa dạng và phức tạp như bản chất vốn có của nó. Bằng
con mắt bao quát nhưng rất cụ thể, sinh động, anh ta đã bao quát gần như trọn vẹn nhiều mảng
hiện thực đời sống hiện thực khác nhau.
Với cái nhìn bao quát toàn cảnh, người kể chuyện đã phác họa nên bức tranh sinh động
về đời sống xa hoa, tráng lệ nơi cung vàng điện ngọc với đầy đủ mọi âm mưu, toan tính, tranh
quyền đoạt vị. Chúng ta như chứng kiến cảnh tưng bừng của đám rước Lý Công Uẩn lên ngôi
hoàng đế, cảnh nguy nga, tráng lệ của kinh thành Thăng Long hay cuộc chiến đẫm máu của ba vương để tranh ngôi hoàng đế, cảnh tang tóc của kinh thành Thăng Long sau cuộc chính
biến năm Quý Sửu (1073), đó còn là cảnh tiêu điều, xơ xác của cung điện dưới thời Lý Cao
tông, Lý Huệ tông,… Nơi đó, còn là nơi nuôi dưỡng những tài năng, những tâm hồn thánh
thiện, những vĩ nhân của lịch sử nhưng cũng là nơi dung dưỡng những mưu đồ, toan tính,
những mầm mống của tội ác. Nơi đó đã sinh ra những con người làm nên lịch sử như Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông… nhưng cũng là nơi sản sinh ra những con người phá hủy
lịch sử như Lê Long Đĩnh, Lý Cao tông, Lý Huệ tông, Đỗ Anh Vũ, Lê thái hậu,…Người kể
chuyện còn bộc lộ tài năng quan sát và miêu tả của mình khi dựng lên bức tranh sinh động về
những vùng quê với những cảnh sinh hoạt, những phong tục tập quán, những nét văn hóa đầy
113
nơi thôn ấp, những phong tục cưới hỏi, ma chay của làng xã; những hội hè, đình đám; những
hiểu biết về nghề trồng lúa nước, về nghề chăn tằm dệt lụa; hay đó còn là những nghệ thuật dân gian như uống trà, trồng hoa, nuôi chim cảnh,… Người kể chuyện còn phác họa nên bức
tranh nhộn nhịp, tấp nập, ồn ào của phố xá với cảnh buôn bán sầm uất của cảng Vân Đồn với đủ mọi hạng người và hàng hóa. Ở đó, người đọc như chứng kiến tận mắt hơi thở, nhịp sống
hối hả, tấp nập của xã hội và con người đang sinh sống. Ngoài ra, người kể chuyện dị sự trong
Tám triều vua Lý còn cung cấp cho người đọc những mảng hiện thực thảm khốc trong chiến tranh. Đó là cảnh tang thương trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Thái tông năm
Quý Mão (1044) và của Lý Thánh tông năm Ất Dậu (1069), cuộc đánh Tống của Lý Thường
Kiệt năm Ất Mão (1075) và cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Tống xâm lược năm Bính Thìn (1076)….
Xen lẫn vào mạch truyện chính kể về cuộc đời và sự nghiệp của tám vua triều Lý là những câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của những nhân vật lịch sử như: Lý Thường
Kiệt, Lý Đạo Thành, Nguyên phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh…. Thông qua lời kể, chúng ta có thể
biết được cuộc đời đầy đớn đau và tủi nhục về mặc cảm bị hoạn, về tình yêu tan vỡ với người
vợ Tạ Thuần Khanh của Lý Thường Kiệt. Nhưng cuộc đời đầy đớn đau ấy đã hun đúc nên
một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của lịch sử dân tộc. Người kể chuyện đứng bên ngoài cuộc đời của nhân vật Ỷ Lan để kể cho chúng ta nghe về số phận của cô gái hái dâu hương Thổ Lỗi
bất hạnh, mồ côi nhưng cũng chính số phận đã đưa cô đến với cuộc sống giàu sang tột đỉnh, để rồi chính nơi lầu son, gác tía hình thành nên một con người đầy đam mê quyền lực và những toan tính ác độc thâm sâu. Sau những biến cố cuộc đời, sau bức màn chính trị là nỗi ân
hận xót xa, những sám hối tội đồ, người đàn bà ấy trở về với Phật để dung dưỡng tâm hồn với
niềm tin mãnh liệt vào đức Phật “Quay đầu lại là bờ”… Tất cả được kể lại bởi một người kể
chuyện ẩn tàng mà không phải là bất cứ một nhân vật được tham gia vào các biến cố, sự kiện
trong các câu chuyện của bộ tiểu thuyết.
Tóm lại, người kể chuyện dị sự – toàn năng trong Tám triều vua Lý đã đứng ngoài câu chuyện, biến cố của câu chuyện. Với phương thức trần thuật khách quan, người kể chuyện
trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải mang dáng dấp của người kể chuyện truyền
thống khi được nhà văn trao cho vị trí “thượng đế” trong lối kể, trong việc xây dựng nhân vật,
thậm chí trong việc “sắp xếp” số phận nhân vật. Với phương thức trần thuật như vậy, người đọc có cảm giác như tất cả các sự kiện, biến cố, chi tiết, tình huống trong câu chuyện cũng như số phận nhân vật được người kể chuyện thâu tóm trong ống kính của nhà quay phim, sau
đó, trình chiếu cho người xem, làm cho tất cả mọi diễn biến trong câu chuyện như là những thước phim cuộc đời có thật trong lịch sử.