8. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.5.3.1 Xu hƣớng "Á hóa" trong lĩnh vực M&A 7 6-
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tại khối doanh nghiệp ASEAN các thƣơng vụ giao dịch đã đạt đƣợc mức 26,2 tỷ USD, tăng trƣởng trong 6 tháng đầu năm bằng cả con số của năm 2012. Trong năm 2012, tổng giá trị M&A của khu vực ASEAN tăng kỷ lục lên đến 89,4 tỷ USD, chiếm 4% tổng giá trị M&A toàn cầu và 20% của châu Á. Riêng thị trƣờng Việt Nam, tổng giá trị các thƣơng vụ từ ASEAN đạt 643,4 triệu USD với 15 thƣơng vụ và gấp 4 lần năm 2011 (153 triệu USD với 7 thƣơng vụ), chủ yếu là vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Nguồn: Baomoi.com.
Hình 2.1: Các quốc gia Châu Á có M&A diễn ra sôi nổi.
Tổng giá trị các vụ M&A ở châu Á chiếm tới 1/3 tổng giá trị toàn cầu. Ngoài thƣơng vụ của Cnooc và Nexen là thƣơng vụ lớn nhất, châu Á còn ghi dấu ấn với thƣơng vụ tỷ phú ngƣời
Thái Lan Charoen
Sirivadhanabhakdi bỏ ra 9 tỷ USD mua lại 70% cổ phần của tập đoàn Fraser and Neave hay tập đoàn Dentsu bỏ ra 3,16 tỷ bảng mua lại tập đoàn
quảng cáo Aegis Group của Anh.
Theo Matthew Hanning, ngƣời phụ trách bộ phận ngân hàng đầu tƣ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng của ngân hàng UBS, các công ty châu Á có nguồn vốn dồi dào trong khi giá các tài sản trên toàn cầu đang ngày càng rẻ đi.
Gần đây, hoạt động M&A vẫn diễn ra chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tốc độ tăng M&A tại các châu lục này đã suy giảm và Châu Á đang trở thành miền đất hứa. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho các quỹ đầu tƣ, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hƣớng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh. Bằng chứng là một loạt các thƣơng vụ M&A mới đây cho thấy một tỷ lệ lớn các công ty nƣớc ngoài đang tiến vào thị trƣờng châu Á. Và bản thân các nƣớc đang phát triển cũng mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài để tận dụng công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tăng cƣờng thị phần, quy mô và giảm đối thủ cạnh tranh.
Xu hƣớng “Á hóa” hoạt động M&A cũng là chiến lƣợc của Mỹ và Châu Âu trong việc cân bằng cung trên thế giới để đối trọng với Trung Quốc. Hạn chế việc trung Quốc chở thành “nhà máy” của thế giới.