8. Hƣớng phát triển của đề tài:
1.4.3 Những cạm bẫy trong M&A 4 4-
Nền kinh tế phát triển đã sinh ra cạnh tranh thƣơng mại và hoạt động M&A ra đời nhƣ là một xu hƣớng tất yếu, nhƣng cũng chính M&A đã thúc đẩy cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Các tổ chức, công ty sử dụng M&A để đạt đƣợc những mục đích của mình, nhƣng không phải ai cũng hài lòng với những kết quả đó, bản thân M&A
có những rủi ro, cạm bẫy mà nếu không cẩn thận thì cả bên bán và bên mua đều mắc phải. Có thể kể ra sáu cạm bẫy phổ biến nhƣ sau:
Thứ nhất, cảnh giác với sáp nhập hàng ngang: Quá trình sáp nhập giữa công ty
ngang hàng với nhau thƣờng kéo dài và có lúc bị trì hoãn xuất phát từ câu hỏi tại sao nên chấp nhận các hành động đó, chính sách, hay con ngƣời của công ty đó?
Thứ hai, sự tƣơng thích văn hóa giữa hai công ty là quan trọng không kém sự
tƣơng thích chiến lƣợc – nếu không muốn nói là quan trọng hơn.
Thứ ba, đừng để rơi vào tình thế đảo ngƣợc, đôi lúc công ty mua lại thực sự muốn mua một công ty nào đó và cứ thế bắt đầu nhƣợng bộ. Và đến khi các thỏa thuận đƣợc hoàn tất, công ty bị mua lại bỗng nhiên có nhiều lợi ích và quyền hạn hơn.
Thứ tư, đừng lo ngại khi tiến hành sáp nhập hay hợp nhất, quy trình M&A lý
tƣởng nhất nên hoàn thành vào thời gian đóng cửa công ty và kéo dài thêm 90 ngày sau đó. Còn bằng không, sự không chắc chắn có thể dẫn tới nỗi lo lắng, hay tệ hại là sợ hãi.Cả hai hủy hoại tinh thần và các hoạt động.
Thứ năm, đừng rơi vào <<hội chứng ngƣời đi xâm chiếm>>: Bằng việc lấn sâu
vào lãnh thổ mới và bố trí ngƣời của bạn khắp mọi nơi. Sẽ làm cho môi trƣờng làm việc của công ty mới bị thay đổi, những nhân viên thạo việc cùng tinh thần làm việc thoải mái của họ là điều quan trọng nhất.
Thứ sáu, đừng trả quá nhiều tiền: Vấn đề nằm ở con số 20% hay 30% vƣợt quá
so với khoản tiền M&A hợp lý. Thủ phạm chính là sức nóng của giao dịch – các thỏa thuận chịu nhiều sức ép lớn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ cũng rất muốn mua lại.