M&A trong khối ngành ôtô 7 2-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 85)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.4.3 M&A trong khối ngành ôtô 7 2-

Thƣơng vụ Chrysler – Fiat (6/2009): Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra nhƣ giọt nƣớc làm tràn ly đã gây ra những ảnh hƣởng nặng nề đối

với khối ngành ôtô trên thế giới. Do đó, việc hợp tác mua lại và sáp nhập là một xu hƣớng tất yếu trong bối cảnh khó khăn chung của khối ngành này.

Một trong những thƣơng vụ hợp tác mua lại thành công trong thời gian qua phải kể đến việc Fiat – hãng sản xuất ôtô của Ý đã mua lại cổ phần của hãng sản xuất ôtô lớn thứ ba của Mỹ là Chrysler sau khi hãng này đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Đơn xin phá sản của Chrysler và thỏa thuận của hãng xe này với Fiat đƣợc giới quan sát xem là diễn biến có tác động quan trọng đối với toàn ngành công nghiệp ôtô của thế giới, bao gồm cả các đối thủ và các nhà cung cấp của Chrysler. Theo đó, Chrysler đã bất ngờ công bố đã đạt đƣợc thỏa thuận sáp nhập với Fiat, trong đó hãng xe của Ý ban đầu sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong Chrysler. Thỏa thuận này cũng cho phép Fiat đƣợc nắm giữ lƣợng cổ phần lên tới 35% trong Chrysler nếu hãng xe Italy này đầu tƣ vào hoạt động tại thị trƣờng Mỹ và chuyển giao công nghệ sản xuất xe kích thƣớc nhỏ cho Chrysler. Ngoài ra, một khi Chrysler đã hoàn tất việc thanh toán các khoản vay đã đƣợc cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, Fiat cuối cùng có thể sở hữu cổ phần 51% trong Chrysler.

Lý do quan trọng nhất để hãng xe lớn nhất Italia mong muốn bắt tay với Chrysler không gì khác là để có cầu nối thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ. Với nội lực vốn có, thông qua Chrysler, Fiat thừa sức tạo nên điều bất ngờ trên thị trƣờng Mỹ. Những mẫu xe Fiat rất muốn đƣa vào Mỹ hiện nay là mẫu xe nhỏ ăn khách Fiat 500 và một số mẫu Alfa Romeo mới. Các mẫu xe này nếu có mặt tại Mỹ chắc chắn sẽ rất đắt hàng bởi giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu và kiểu dáng hấp dẫn. Tuy nhiên, Fiat nhận thấy rằng những mẫu xe của mình sẽ bán chạy hơn nếu đƣợc lắp ráp và sản xuất tại Mỹ.

Về phần mình, Chrysler cũng thu đƣợc không ít lợi ích nếu bắt tay với gã khổng lồ của Ý. Ngoài những nguồn lợi về tài chính giúp Chrysler vƣợt qua khủng hoảng, hãng xe Mỹ này còn nhận đƣợc sự trợ giúp về mặt công nghệ trong công cuộc chinh phục khách hàng khó tính tại Châu Âu.

Thƣơng vụ Volkswagen – Porsche (8/2010): Khối ngành ôtô Châu Âu trong thời gian qua cũng không kém phần nhộn nhịp trong các thƣơng vụ mua lại và sáp nhập. Ngoài việc khối ngành ôtô Đức đang xem xét việc mua lại phân nhánh Opel của GM tại Châu Âu, với khuynh hƣớng thành công nghiêng về hãng Magna của Canada thì hiện khối ngành ôtô của Châu Âu cũng nhận đƣợc thông tin vui về thỏa thuận sáp

nhập giữa hai đại gia ôtô của Đức là Volkswagen và Porsche. Theo đó, tính đến năm 2011, hai hãng sẽ về chung một mái nhà và trở thành một trong những thƣơng hiệu ôtô lớn nhất tại Châu Âu.

Nhà sản xuất xe lớn nhất châu Âu - Volkswagen và Porsche công bố họ đã đạt đƣợc thỏa thuận sáp nhập hoạt động để trở thành một tập đoàn xe hơi nhất thể hóa dƣới sự lãnh đạo của Volkswagen. Theo thỏa thuận này, cho đến cuối năm 2009, Volkswagen sẽ mua 42% cổ phần của Porsche. Cuộc sát nhập này sẽ tạo nên một tập đoàn khổng lồ sở hữu 10 thƣơng hiệu danh tiếng có doanh số gần 6.4 triệu xe và hơn 400,000 công nhân viên.

Điều thú vị ở chỗ, chính Porsche mới là công ty trong mấy năm gần đây đã nỗ lực để giành quyền kiểm soát Volkswagen và Porsche cũng đã sở hữu 51% cổ phần của tập đoàn Đức khổng lồ, thậm chí còn đặt mục tiêu đƣa con số này lên 75%.

Tuy nhiên, cùng lúc, Porsche cũng nợ gần 10 tỉ Ero (khoảng 14 tỉ USD) do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện hành, dẫn đến sự ra đi của Porsche CEO Wendelin Wiedeking và buộc công ty phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Volkswagen.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)