8. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.3 Những nét mới trong các giao dịch M&A hiện nay 6 4-
2.3.1 Quỹ đầu tƣ tƣ nhân.
Phân tích các giao dịch mua bằng vốn đầu tƣ tƣ nhân, khu vực này ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong Q1/2013 tính tới thời điểm hiện tại so với quý trƣớc đó. Tổng giá trị các giao dịch mua lại trong Q1/ 2013 tính tới hiện tại là 7,6 tỉ USD, tƣơng ứng sự giảm 62,9% so với quý trƣớc trong năm 2012. Số lƣợng giao dịch mua lại cũng đồng thời ghi nhận sự sụt giảm trong Q1/ 2013 tính tới hiện tại, giảm 55,9% so với Q4/ 2012.
Về mặt các giao dịch thoái vốn, các chuyên gia cũng ghi nhận xu hƣớng giảm. Về mặt giá trị giao dịch, Q1/ 2013 cũng đạt tổng cộng 6,3 tỉ Euro, tƣơng ứng sự giảm 68,9% so với Q4/ 2012. Đáng chú ý là giá trị trung bình của các giao dịch thoái vốn, giảm từ 135 triệu Euro trong Q4/ 2012 xuống 89 triệu Euro trong Q1/ 2013. Số giao dịch thoái vốn, hai tháng đầu năm giảm 52,7% so với Q4/ 2012.
2.3.2 Tăng cƣờng hoạt động huy động vốn cho các khoản nợ.
Có lẽ tin tức đáng chú ý nhất trong các giao dịch M&A, là các bên mua một lần nữa đã chấp nhận tài trợ cho các thƣơng vụ thông qua các khoản cho vay đòn bẩy (các khoản cho vay dành cho các công ty đã có tỉ lệ nợ cao). Trong năm nay các thƣơng vụ huy động vốn cho các khoản nợ đã mang lại những chuyển biến tích cực cho thị trƣờng cung cấp các khoản vay đòn bẩy toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là
do tỉ lệ lãi suất đạt mức thấp kỷ lục, và vì vậy các nhà đầu tƣ có khuynh hƣớng sẵn sàng đầu tƣ mạo hiểm.
Các quỹ đầu tƣ tƣ nhân đã tranh thủ thời cơ để thực hiện các thƣơng vụ khổng lồ mua đứt bằng vốn vay. Trong mấy tuần đầu tiên của năm 2013 đã có hai thƣơng vụ đáng lƣu ý: thƣơng vụ 3G Capital Partners kết hợp với Berkshire Hathaway để thực hiện kế hoạch công khai mua lại HJ Heinz Company, công ty chuyển sản xuất thực phẩm, với 27,4 tỉ USD và thƣơng vụ thứ hai của tập đoàn dẫn đầu bởi Silver Lake Partners thông báo về việc hãng này sẽ mua lại công ty phần cứng máy tính khổng lồ Dell với 21,8 tỉ USD.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng kéo theo những lo ngại xuất hiện bong bóng trong lĩnh vực M&A, trong đó các quỹ đầu tƣ tƣ nhân sẽ trả giá quá cao cho các khoản đầu tƣ, trong khi đó tỉ lệ lãi suất thấp có xu hƣớng làm cho giá của các công ty mục tiêu nhảy vọt.
2.3.3 Các giao dịch có giá trị cao trong lĩnh vực truyền thông.
Trong lĩnh vực truyền thông, có hai thƣơng vụ đáng đƣợc ghi nhận là: công ty viễn thông toàn cầu Liberty Global thông báo kế hoạch mua lại công ty truyền thông Virgin Media có trụ sở tại Anh với 21,9 tỉ USD nhờ phƣơng pháp thôn tính chiến lƣợc; ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Comcast mua lại công ty truyền thông NBC Universal với 16,7 tỉ USD. Phần lớn việc cấp vốn trong các thƣơng vụ này đều dƣới dạng tiền mặt hoặc cổ phần, điều đó chứng tỏ các công ty đã rất tin tƣởng vào các khoản cho vay đòn bẩy. Kết quả là, lĩnh vực này ghi nhận những thành quả đáng kể so với các tháng 1,2 cùng kì năm 2012, mặc dù khối lƣợng giao dịch sụt giảm 7% xuống 63 thƣơng vụ, giá trị giao dịch tăng hơn 11 lần lên 46,7 tỉ USD.
Nhìn chung, lĩnh vực truyền thông dƣờng nhƣ đã có sự tăng giá đối với các giao dịch quy mô lớn. Trong khi các tháng 1,2 năm 2012 không ghi nhận thƣơng vụ nào với giá hơn 1 tỉ USD, thì cùng kì năm 2013 ghi nhận đƣợc 5 giao dịch.
2.3.4 Sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong lĩnh vực tiêu dùng
Lĩnh vực tiêu dùng, phân khúc lớn thứ 2 về số lƣợng và giá trị của các thƣơng vụ M&A, cũng ghi nhận những thành quả ấn tƣợng trong hai tháng đầu năm 2013, cao hơn gần 2 lần, khoảng 51,2 tỉ USD nếu so với cùng kỳ năm 2012- mặc dù đã giảm về lƣợng 31% xuống 206 thƣơng vụ. Sự tăng trƣởng về giá trị này là kêt quả từ thƣơng vụ
mua lại công ty Heinz. Tuy nhiên, ngay cả khi không tính tới thƣơng vụ này, lĩnh vực tiêu dùng cũng vẫn có mức tăng trƣởng 32% về giá trị, đạt tổng cộng 23,9 tỉ USD. Đáng nói hơn, hoạt động này cũng diễn ra ở tất cả các mức giá trên thị trƣờng. Trong khi phần lớn các thƣơng vụ có quy mô lớn tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2013 đều liên quan tới phân khúc các thƣơng hiệu phổ thông, thƣờng là với các bên mua bằng vốn cổ phần tƣ nhân, các bên giao dịch đã tìm kiếm mua lại những thƣơng hiệu có giá cao và xa hoa trên toàn cầu. Trong một trong những thƣơng vụ mua lại đồ xa xỉ lớn nhất trong năm năm vừa qua, là việc công ty sản xuất đồng hồ Swatch có trụ sở tại Thụy Sĩ đã thông báo kế hoạch mua lại Harry Winston, công ty sản xuất nữ trang có trụ sở tại New York với 1 tỉ USD. Thƣơng vụ sẽ giúp mở rộng danh mục hàng xa xỉ của Swatch, sau khi sự hùn vốn với hãng Tiffany&Co bị hủy trong năm 2011.
2.3.5 Trung Quốc tăng cƣờng M&A tại Châu Âu.
Năm 2012, các hoạt động M&A của Trung Quốc ở châu Âu tăng 21% lên 12,6 tỷ USD, chiếm 33% tổng đầu tƣ ƣớc tính 37,8 tỷ USD trong lĩnh vực này.Các nhà đầu tƣ Trung Quốc đã thâu tóm các công ty công nghiệp của Đức nhƣ Kion Group, Putzmeister Group, cũng nhƣ thƣơng hiệu ngũ cốc Weetabix lớn thứ hai của Anh. Quỹ đầu tƣ quốc gia China Investment Corp. (CIC) của Trung Quốc cũng đã nắm cổ phần trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhƣ Heathrow Airport Holdings và Thames Water đều của Anh. China Three Gorges Corp. - một công ty nhà nƣớc khác của Trung Quốc - đã mua 21% cổ phần trong công ty điện EDP- Energias de Portugal SA của Bồ Đào Nha.
Nguồn: Squire Sanders.
Biểu đồ 2.5: M&A tại khu vực Tây Âu của Trung Quốc liên tục gia tăng về số lượng
và giá trị kể từ 2005.
Nguồn: Squire Sander.
Biểu đồ 2.6: Thống kê 8 thị trường có nhiều thương vụ M&A của Trung Quốc nhất
Nguồn: Squire Sander.
Biểu đồ 2.7: Thống kê 10 ngành công nghiệp hàng đầu về hoạt động M&A tại Tây Âu
giai đoạn 2011-2012.
Các tài sản của châu Âu trở nên hấp dẫn hơn khi cuộc khủng hoảng nợ công kéo các thị trƣờng chứng khoán châu lục này đi xuống. Chỉ số hàng đầu Euro Stoxx - 50 hiện giảm khoảng 12% trong hai năm qua. Dù nằm ngoài Khu vực đồng Euro, kinh tế Anh vẫn gắn kết chặt chẽ với khu vực này. Bằng chứng là chỉ số FTSE 100 của Anh chỉ tăng 4,8% trong cùng giai đoạn, so với mức tăng 17% của chỉ số S&P 500 (Mỹ). Trƣởng điều hành A Capital André Loesekrug-Pietri cho biết mọi thứ đƣợc bán ở châu Âu vẫn có sức cạnh tranh cao. Các công ty tốt thƣờng đắt giá trong khi những công ty gặp khó khăn có mức giá thấp hơn, khiến việc vực dậy các hoạt động kinh doanh ở các công ty này không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt đối với khách mua ở khu vực khác của thế giới. Trong tƣơng lai, xu hƣớng này vẫn tiếp tục, do các công ty Trung Quốc nhận thấy tốc độ tăng trƣởng ở trong nƣớc chậm lại nên muốn hƣớng ra bên ngoài để tìm kiếm các thƣơng hiệu mạnh.
Nguồn: Squire Sanders.
Biểu đồ 2.8: Công nghiệp và hoá chất vẫn là lĩnh vực chiếm nhiều thương vụ nhất
trong top 10.
2.4 Những thƣơng vụ M&A nổi tiếng thế giới.
2.4.1 M& A trong khối tài chính ngân hàng.
Lƣớt qua tất cả các lĩnh vực, chúng ta có thể nhận định rằng, ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD (4/2007). Đây đƣợc coi là thƣơng vụ sáp nhập lớn chƣa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong
ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trƣờng. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thƣơng vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA (8/2007) gây xôn xao dƣ luận.
Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD (1/2009). Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thƣơng mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lƣợng tiền gửi và lƣợng vốn hóa thị trƣờng và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trƣờng nội địa nƣớc Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm đƣợc điều đó thông qua hàng loạt thƣơng vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thƣơng vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị trƣờng tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nƣớc này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.
Bên cạnh đại gia Bank of America, thƣơng vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng trong thời gian gần đây phải kể đến thƣơng vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vƣợt qua đƣợc đối thủ Citigroup trong thƣơng vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ nhƣ JP Morgan Chase và Bank of America. Ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ.
Tiếp theo phải kể đến thƣơng vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UFJ Financial Group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group. Đại ngân hàng này đã chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial Group giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vƣợt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.
Sàn giao dịch hứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI (3/2007), hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh (7/2007) cùng nằm trong các vụ mua lại và sáp nhập nổi tiếng khác trên thị trƣờng tài chính thế giới.
2.4.2 M&A trong khối ngành công nghệ.
Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD (6/2007), Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan (Canada) với giá 38,1 tỷ USD (7/2007).
Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson từ tháng 9/2001. Tại thời điểm đó, Ericsson đang bị Nokia cho ra rìa. Không thể ngồi một bên khi thị phần đang dần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Nokia. Ericsson buộc phải tự tìm lối thoát cho mình. Theo đó, những ngƣời đứng đầu của Ericsson đã nghĩ tới hình thức M&A nhƣ một phƣơng thức cứu cánh cho hãng. Còn đối với Sony, với tham vọng mở rộng và bành trƣớng lĩnh vực kinh doanh, đã hƣớng tới kết hợp với Ericsson nhƣ mục tiêu và kỳ vọng mới. Có lẽ nhờ thế mà hai ý tƣởng lớn gặp nhau. Sự sáp nhập giữa công nghệ điện thoại Ericsson và khả năng chinh phục khách hàng của Sony không tránh khỏi sự tò mò trong giới kinh doanh. Nhƣng, kết quả thật nhƣ mong muốn, thƣơng hiệu Sony Ericsson đã và đang đƣợc lòng ngƣời tiêu dùng.
Việc hợp tác thƣơng hiệu giữa Apples Ipod và HP (12/2004) là trƣờng hợp đƣợc cho là ngƣợc đời điển hình. Bởi HP vốn đã là một thƣơng hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu đời với quy mô khổng lồ, trong khi đó, Apple là một công ty trẻ tuổi. Hai thƣơng hiệu này dƣờng nhƣ không thể có sự hòa hợp khi tiến tới việc kết hợp với nhau. Nhƣng, họ đã chứng minh sự sáp nhập của mình là hoàn toàn có cơ sở. Một công ty lâu đời với đầy kinh nghiệm với một công ty trẻ của sáng tạo, phá cách về hình thức cũng nhƣ công nghệ. Kết quả của sự sáp nhập lịch sử này là sự tăng cƣờng sức mạnh thƣơng hiệu và các chiến lƣợc marketing rất đáng chú ý.
Một thƣơng vụ M&A khác mang lại hiệu quả đầu tƣ mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lƣợc là Tập đoàn Oracle mua Công ty Siebel (6/2004), nhà cung cấp phần mềm CRM (customer relation manager - quản lý quan hệ khách hàng). Bởi khi đó, họ hợp nhất để triển khai và tăng cƣờng khả năng tích hợp các ứng dụng và dữ liệu giữa các sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong quản lý và hỗ trợ khách hàng tốc độ hơn. Và nhờ có chiến lƣợc này mà Oracle đã giành đƣợc thị phần từ tay đối thủ SAP.
Gần đây dƣ luận thế giới đặc biệt chú ý đến thƣơng vụ hợp tác của hai đại gia trong ngành công nghệ của Mỹ là Microsoft và Yahoo (8/2008). Sau hơn một năm rƣỡi đàm phán, cuối cùng thì hai gã khổng lồ cũng đạt đƣợc một thỏa thuận chung đƣờng kéo dài 10 năm, mà mục tiêu hiển nhiên là nhắm vào kẻ thù chung Google, hãng đang kiểm soát tới 65% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Việc hợp tác giữa hai đại gia này đƣợc nhiều ngƣời mong ngóng từ lâu, phút chót cũng thành hiện thực. Trong một thập kỷ tới, Yahoo.com và Bing.com sẽ vẫn duy trì thƣơng hiệu của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ có một dòng chú thích đi kèm là "đƣợc cung cấp bởi Bing". Đổi lại, Yahoo sẽ chịu trách nhiệm thu hút các nhà quảng cáo lớn về cho cả hai công cụ tìm kiếm. Microsoft sẽ trả cho Yahoo 88% doanh thu mà hãng này kiếm đƣợc từ các lƣợt tìm kiếm trên Yahoo. Gã khổng lồ phần mềm cũng có quyền tích hợp công nghệ tìm kiếm của Yahoo vào trong nền tảng tìm kiếm Web sẵn có của mình. Mục đích của liên minh này không gì khác là tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào một thị trƣờng mà bấy lâu nay Google vẫn là bá chủ.
2.4.3 M&A trong khối ngành ôtô.
Thƣơng vụ Chrysler – Fiat (6/2009): Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra nhƣ giọt nƣớc làm tràn ly đã gây ra những ảnh hƣởng nặng nề đối