M&A trong khối ngành công nghệ 7 1-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 84)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.4.2 M&A trong khối ngành công nghệ 7 1-

Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD (6/2007), Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan (Canada) với giá 38,1 tỷ USD (7/2007).

Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson từ tháng 9/2001. Tại thời điểm đó, Ericsson đang bị Nokia cho ra rìa. Không thể ngồi một bên khi thị phần đang dần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Nokia. Ericsson buộc phải tự tìm lối thoát cho mình. Theo đó, những ngƣời đứng đầu của Ericsson đã nghĩ tới hình thức M&A nhƣ một phƣơng thức cứu cánh cho hãng. Còn đối với Sony, với tham vọng mở rộng và bành trƣớng lĩnh vực kinh doanh, đã hƣớng tới kết hợp với Ericsson nhƣ mục tiêu và kỳ vọng mới. Có lẽ nhờ thế mà hai ý tƣởng lớn gặp nhau. Sự sáp nhập giữa công nghệ điện thoại Ericsson và khả năng chinh phục khách hàng của Sony không tránh khỏi sự tò mò trong giới kinh doanh. Nhƣng, kết quả thật nhƣ mong muốn, thƣơng hiệu Sony Ericsson đã và đang đƣợc lòng ngƣời tiêu dùng.

Việc hợp tác thƣơng hiệu giữa Apples Ipod và HP (12/2004) là trƣờng hợp đƣợc cho là ngƣợc đời điển hình. Bởi HP vốn đã là một thƣơng hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu đời với quy mô khổng lồ, trong khi đó, Apple là một công ty trẻ tuổi. Hai thƣơng hiệu này dƣờng nhƣ không thể có sự hòa hợp khi tiến tới việc kết hợp với nhau. Nhƣng, họ đã chứng minh sự sáp nhập của mình là hoàn toàn có cơ sở. Một công ty lâu đời với đầy kinh nghiệm với một công ty trẻ của sáng tạo, phá cách về hình thức cũng nhƣ công nghệ. Kết quả của sự sáp nhập lịch sử này là sự tăng cƣờng sức mạnh thƣơng hiệu và các chiến lƣợc marketing rất đáng chú ý.

Một thƣơng vụ M&A khác mang lại hiệu quả đầu tƣ mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lƣợc là Tập đoàn Oracle mua Công ty Siebel (6/2004), nhà cung cấp phần mềm CRM (customer relation manager - quản lý quan hệ khách hàng). Bởi khi đó, họ hợp nhất để triển khai và tăng cƣờng khả năng tích hợp các ứng dụng và dữ liệu giữa các sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong quản lý và hỗ trợ khách hàng tốc độ hơn. Và nhờ có chiến lƣợc này mà Oracle đã giành đƣợc thị phần từ tay đối thủ SAP.

Gần đây dƣ luận thế giới đặc biệt chú ý đến thƣơng vụ hợp tác của hai đại gia trong ngành công nghệ của Mỹ là Microsoft và Yahoo (8/2008). Sau hơn một năm rƣỡi đàm phán, cuối cùng thì hai gã khổng lồ cũng đạt đƣợc một thỏa thuận chung đƣờng kéo dài 10 năm, mà mục tiêu hiển nhiên là nhắm vào kẻ thù chung Google, hãng đang kiểm soát tới 65% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Việc hợp tác giữa hai đại gia này đƣợc nhiều ngƣời mong ngóng từ lâu, phút chót cũng thành hiện thực. Trong một thập kỷ tới, Yahoo.com và Bing.com sẽ vẫn duy trì thƣơng hiệu của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ có một dòng chú thích đi kèm là "đƣợc cung cấp bởi Bing". Đổi lại, Yahoo sẽ chịu trách nhiệm thu hút các nhà quảng cáo lớn về cho cả hai công cụ tìm kiếm. Microsoft sẽ trả cho Yahoo 88% doanh thu mà hãng này kiếm đƣợc từ các lƣợt tìm kiếm trên Yahoo. Gã khổng lồ phần mềm cũng có quyền tích hợp công nghệ tìm kiếm của Yahoo vào trong nền tảng tìm kiếm Web sẵn có của mình. Mục đích của liên minh này không gì khác là tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào một thị trƣờng mà bấy lâu nay Google vẫn là bá chủ.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)