Giải pháp từ nhà vận hành cơ chế hoạt động cho thị trƣờng M&A Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 133)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

3.2.2.1 Giải pháp từ nhà vận hành cơ chế hoạt động cho thị trƣờng M&A Việt Nam

3.2.2 Giải pháp đề xuất.

3.2.2.1 Giải pháp từ nhà vận hành cơ chế hoạt động cho thị trƣờng M&A Việt Nam. Nam.

Để phát triển mạnh hoạt động M&A ở Việt Nam thời gian tới, thiết nghĩ cần nhanh chóng bổ sung, cụ thể hóa quy định pháp lý về mở rộng các lĩnh vực đƣợc hoạt động M&A, trách nhiệm của các bên khi tham gia M&A đối với quyền lợi của ngƣời lao động và cổ đông; bổ sung các quy định và các tiêu chí cụ thể để xác định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong hoạt động M&A với đối tác trong nƣớc, bổ sung quy định về M&A theo chiều dọc và tổ hợp,...nhằm giảm thiểu nguy cơ M&A dẫn tới độc quyền DN hoặc mất an ninh quốc gia. Các DN tham gia M&A cần chủ động và đƣợc tạo điều kiện cung cấp, cũng nhƣ phải công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho giao dịch; khuyến khích phát triển và chuẩn hóa hoạt động của các công ty mua bán nợ, công ty tƣ vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A, nhằm hỗ trợ DN nắm đƣợc đầy đủ thông tin về đối tác, nhất là việc xác định hệ số tín nhiệm và định giá tài sản của DN, cũng nhƣ các vấn đề cần quan tâm giải quyết hậu M&A.

Để thị trƣờng M&A có thể phát triển tốt, Việt Nam cần tiến hành một số điều kiện nhất định, cụ thể là:

Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng tăng.

Trong cơ chế thị trƣờng mới cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trƣờng, trong môi trƣờng kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Đó chính là động lực để doanh nghiệp vƣơn lên, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, và đƣơng nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, có doanh nghiệp bị phá sản, thôn tính,...Tất yếu, môi trƣờng đó sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.

Việt Nam cần phải xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng.

Song song với việc xây dựng kênh kiểm soát thông tin là xây dựng trung tâm dữ liệu, cơ sở pháp lý cho đại bộ phận các loại hình khinh doanh, ngành nghề kinh doanh chứ không chỉ tập trung cho các ngân hàng, chứng khoán, thuê tài chính nhƣ hiện nay. Bởi vì trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thƣơng hiệu, thị trƣờng, thị phần, quản trị,...là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không đƣợc kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hƣởng nhiều đến các thị trƣờng khác nhƣ hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Cũng nhƣ các thị trƣờng khác, thị trƣờng M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tƣ,...của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hƣởng theo.

Việt Nam cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A.

Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch đã đƣợc hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Cạnh tranh,...Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó các vấn đề về mặt nội dung cần phải đƣợc quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì

hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, ngƣời lao động, thuế, phí,...của doanh nghiệp trong quá trình và sau khi M&A.

Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu, định giá.

Cần có những chƣơng trình đào tạo để có đƣợc đội ngũ chuyên gia tốt, những ngƣời môi giới, tƣ vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là ngƣời cung cấp thông tin tốt nhất về thị trƣờng. Có nhƣ vậy thị trƣờng M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

Thực tế, trong Luật đầu tƣ 2005 đã bổ sung thêm 2 hình thức đầu tƣ mới là sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (DN), mua cổ phần hoặc góp vốn tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ. Luật DN 2005 cũng quy định về việc hợp nhất, sáp nhập DN, chuyển nhƣợng cổ phần DN. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán, quá trình cổ phần hóa DN nhà nƣớc đang diễn ra rất rầm rộ. Nhƣng một hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch mua bán và sáp nhập DN, hạn chế tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

Hoạt động M&A chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của ngƣời chủ sở hữu. Ở nhiều nƣớc, hoạt động M&A đƣợc pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nƣớc, khu vực có thị trƣờng M&A phát triển cao nhƣ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,...

Thị trƣờng M&A Việt Nam chỉ sôi động và chuyên nghiệp khi các quy định liên quan đến hoạt động M&A đƣợc xây dựng rõ ràng và đầy đủ, đặc biệt là quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động M&A đặc biệt là các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc sẽ góp phần tạo một kênh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài mới và quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn tới. Vốn đầu tƣ gián tiếp (FPI) thông qua thị trƣờng chứng khoán đến giữa tháng 3/2013 đã đạt 152 triệu USD, cao hơn dòng vốn của cả năm 2012 là 151 triệu USD. Xu thế này có thể còn sẽ tiếp tục nếu đề xuất điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đối với DN niêm yết

đƣợc thực thi. Đặc biệt là sau khi thị trƣờng này đã điều chỉnh và giảm bớt sự phụ thuộc vào dòng vốn tín dụng nội địa. Với việc Việt Nam vẫn đƣợc xếp vào trong nhóm nƣớc Next 11 của Goldman Sachs và nhóm 3G (Global Growth Generators) của Citi cho thấy, Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng trong mắt giới đầu tƣ quốc tế và họ sẽ tận dụng những đợt điều chỉnh lớn để gia tăng tỷ lệ nắm giữ ở những cổ phiếu có chất lƣợng.

3.2.2.2 Giải pháp từ các bên mua- bên bán.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)