Vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp 11 1-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 124)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.8.6.3 Vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp 11 1-

Một chuyên gia trong lĩnh vực M&A ở Việt Nam cho biết, thống kê về tỷ lệ thành công trong một giai đoạn nhất định thì chỉ có khoảng 35% số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thành công. Nghiên cứu của Spencer (năm 2006) có nhận định rằng, tỷ lệ thành công của các vụ M&A là thấp ở mức đáng báo động và con đƣờng đến việc hợp nhất không dễ dàng. Các yếu tố về con ngƣời, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị,...trở nên khó khăn khi đánh giá hơn là các chỉ tiêu về tài chính. Do đó, việc đánh giá giá trị của công ty bị mua đã trở thành một trong những yếu tố quyết định đến thành công của một vụ M&A. “Beauty lies in the eyes of the beholder, valuation in those of the buyer” (tạm dịch: tốt hay xấu là tùy ngƣời đối diện, việc định giá cũng tùy vào ngƣời mua).

Một vấn đề trở ngại cho hoạt động M&A trong thời gian qua ở Việt Nam là định giá doanh nghiệp. M&A thƣờng thất bại ở khâu này do hoạt động kiểm toán và chứng thƣ thẩm định giá có giá trị tin cậy chƣa cao, tính minh bạch của các hoạt động này còn có nhiều điều phải xem xét lại.

Giải pháp đƣợc đặt ra cho các nhà làm Luật Việt Nam đó là cần phải xây dựng mô hình chuẩn về định giá thƣơng hiệu doanh nghiệp và các tiêu chí đánh giá trong định giá thƣơng hiệu. Quy định bắt buộc về hoạt động kiểm toán vốn, kiểm toán tài

sản và hoạt động thẩm định giá trong mua bán doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp trƣớc khi triển khai hoạt động M&A.

TỔNG KẾT CHƢƠNG 2

Với những gam màu tối sáng đƣợc thể hiện trong bức tranh M&A toàn cầu trong hơn một thập niên, hoạt động này đã trở nên phổ biến trong nền kinh tế thế giới. Không còn là công cụ dành riêng cho các công ty tham gia, Chính phủ cũng xem đây là một công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý điều hành nền kinh tế quốc dân.

Toàn chƣơng đã khái quát đƣợc diễn biến M&A toàn cầu trong thế kỷ 21. M&A trƣớc và sau khủng hoảng kinh tế có nhiều điểm khác biệt do yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến một thƣơng vụ M&A đã thay đổi. Tầm nhìn về M&A đã đƣợc mở rộng với những chiến lƣợc, mục tiêu và chủ thể tham gia lựa chọn. Xu hƣớng hóa M&A đã đƣợc định vị, đây là cơ hội tốt để Việt Nam tận dụng hiệu quả kinh tế do M&A mang lại đặc biệt với “giấc mơ” vƣơn ra thế giới của công ty trong nƣớc. Thị trƣờng M&A đã dần bắt nhịp với con đƣờng này bằng những thay đổi từ tái cơ cấu kinh tế của chính và sự tham gia mạnh tay của những công ty lớn. Nhƣng không thể phủ nhận lợi ích của M&A mang lại cho kinh tế Việt Nam là chƣa cao.

Bởi lẽ giải quyết vấn đề hậu M&A là chƣa tốt, các thành phần tham gia M&A vẫn chƣa hoàn thiện mình, nhiều vấn đề sai phạm vẫn tồn tại. M&A Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp trong mọi khía cạnh. Nếu muốn phát triển thị trƣờng M&A tại Việt Nam đạt đƣợc những mục đích chiến lƣợc trong M&A của các công ty Việt Nam thì cần nỗ lực chung sức của mọi chủ thể tham gia M&A.

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG M&A VIỆT NAM. 3.1 Triển vọng và xu hƣớng của thị trƣờng M&A Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.1 Triển vọng.

Trong rất nhiều các cuộc hội thảo và thông điệp chính sách gần đây, các cụm từ nhƣ “phá sản”, “hợp nhất” và “quỹ đặc biệt” đã đƣợc nhắc đến nhiều bởi các đại diện của Chính phủ, NHNN, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và các cơ quan chính sách khác. Quan trọng hơn hết, M&A đã đƣợc nhắc đến và thảo luận trong nhiều thông điệp chính sách nhƣ một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành và cho DN. Đơn cử nhƣ ngành ngân hàng, các cuộc thảo luận về việc sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng nhỏ đã có hàng chục năm.

Các quỹ đầu tƣ thoái danh mục – cơ hội tuyệt vời cho M&A.

Số liệu của StoxPlus cho thấy các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động tại VN với tổng giá trị tài sản quản lý khoảng 63.000 tỷ đồng (3,1 tỷ USD) sẽ có thời hạn thanh lý quỹ từ năm 2012 đến 2015. Thực tế này phát sinh do hầu hết các quỹ nƣớc ngoài đều đƣợc thành lập vào những năm 2006 và 2007 và với thời hạn hoạt động thông thƣờng của quỹ là 5 năm.

Một số quỹ đầu tƣ đã bị cổ đông ép chuyển sang hình thức quỹ mở nhằm tạo điều kiện thanh khoản cho cổ đông quỹ hoặc thoái vốn khỏi VN nhƣ Vietnam Dragon Fund và Vietnam Enterprise Investments Limited của Dragon Capital, Indochina Capital Vietnam Holdings Limited. Một số quỹ đã buộc phải chuyển đổi cổ đông mới (thực chất là M&A trong ngành quản lý quỹ) hoặc chuyển đơn vị quản lý tài sản mới. Khi đó, các tập đoàn nƣớc ngoài sẵn sàng trả giá cao so với thị trƣờng để các quỹ thoái vốn.

Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến cho các quỹ đầu tƣ, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hƣớng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam. Nhiều ngƣời cho rằng làn sóng M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ chƣa từng thấy ở Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông,…Hầu hết các chuyên gia cho rằng các giao dịch mua bán sáp nhập trong năm 2012 sẽ tiếp tục tăng về số lƣợng và

giá trị dù nền kinh tế sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận định này có đƣợc dựa trên những cơ sở sau:

• Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với các khó khăn trong việc huy động vốn với chi phí cao.

• Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm các đối tác chiến lƣợc để nhận đƣợc sự hỗ trợ về nhiều mặt để phát triển kinh doanh.

• Điều quan trọng nhất là nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn đƣợc kỳ vọng tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao.

Khi nguồn lực sản xuất – kinh doanh quan trọng là đất đai thuộc về các doanh nghiệp trong nƣớc thì M&A sẽ là con đƣờng ngắn nhất để hút vốn nƣơc ngoài cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn: Vfpress.vn.

Biểu đồ 3.1: FDI của Việt Nam giai đoạn 2000- 2012.

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và thị trƣờng M&A có mối quan hệ biện chứng. Việc thu hút đƣợc lƣợng FDI nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trƣờng M&A. Ngƣợc lại, thị trƣờng M&A là cơ sở cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trƣờng. Do vậy, việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không thể tách rời việc xây dựng, phát triển thị trƣờng M&A.

Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tƣ rút khỏi thị trƣờng chứng khoán, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) có thể gặp khó khăn, nhƣng hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) đang có điều kiện tốt để phát triển.

Hiện tại Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 300.000 vừa và nhỏ và thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, họ đang muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tƣ nhân góp hơn 50% GDP Việt Nam, trong thời gian tới dự báo khu vực này sẽ là lực lƣợng tham gia sản xuất chính và ngày càng đông đảo.

Nguồn: GS Global ECS Research.

Biểu đồ 3.2: Dự báo lực đẩy khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. 3.1.2 Xu hƣớng thị trƣờng M&A Việt Nam trong thời gian tới. Quy mô thị trƣờng và quy mô thƣơng vụ

Trong những năm gần đây, tăng trƣởng hoạt động M&A tại Việt Nam đạt mức bình quân 30%. Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng, tốc độ tăng trƣởng của hoạt động này trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở mức 25 - 30%.

Do đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam, đa số các thƣơng vụ là quy mô nhỏ, dƣới 5 triệu USD. Tuy nhiên, giai đoạn tới, cũng có thể trông đợi các thƣơng vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thƣơng vụ phát hành riêng lẻ chọn đối tác chiến lƣợc của các các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Những ngành nhiều triển vọng.

Các thƣơng vụ M&A vẫn sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp, hàng tiêu dùng và tài chính - ngân hàng. Một số lĩnh vực khác cũng đáng chú ý và nhiều tiềm năng cho hoạt động M&A là viễn thông, khai khoáng, dƣợc phẩm, giải trí -

truyền thông. Hoạt động chuyển nhƣợng dự án bất động sản cũng sẽ tiếp tục đƣợc quan tâm.

Nguồn: Kinhdoanh.vnexpress.net.

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thương vụ M&A phân chia theo ngành năm 2012.

Cụ thể, trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, với kế hoạch tái cấu trúc, đây vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thƣơng vụ M&A và đầu tƣ. Nhƣ tuyên bố của Ngân hàng Nhà nƣớc và kế hoạch của các ngân hàng, thì dự kiến còn có 3 - 5 thƣơng vụ sáp nhập ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra.

Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, với một thị trƣờng gần 90 triệu dân, dân số trẻ, các thƣơng vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng rất đƣợc quan tâm. Các thƣơng vụ này có thể bao gồm chuyển nhƣợng các công ty sở hữu những thƣơng hiệu địa phƣơng lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa.

Các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong các thống kê thƣơng vụ M&A trong quá khứ, cũng nhƣ trong thời gian tới tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, ít nhiều sở hữu những tài sản giá trị nhƣ các dự án, đất đai, nhà xƣởng, hệ thống,…và là đối tƣợng phù hợp cho các công ty cùng ngành mua lại hoặc liên kết.

Trong khi đó, với ngành viễn thông, dù số lƣợng doanh nghiệp viễn thông không nhiều, nhƣng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chờ đợi các cơ hội đầu tƣ vào MobiFone và Vinaphone. Các thƣơng vụ trong thời gian tới cũng có thể đến từ nhƣ S-

Fone, FPT. Các động thái của Gtel sau khi Vimpelcom rút khỏi thị trƣờng Việt Nam cũng đáng đƣợc lƣu ý.

Với bất động sản, theo đà tăng trƣởng của nền kinh tế, thị trƣờng bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trƣờng nhiều tiềm năng, nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực hút vốn ngoại, đây cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trƣởng nóng, một số phân khúc thị trƣờng trở nên bão hòa. Trong khi đó, vốn cho khu vực này còn nhiều khó khăn. Có thể dự báo, nhu cầu chuyển nhƣợng dự án bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong vài năm tới.Trong bản nghiên cứu thị trƣờng mới đây của Công ty tƣ vấn bất động sản SohoVietNam, nhu cầu M&A các dự án bất động sản đang rất nóng. Bằng chứng là, các chủ đầu tƣ thông qua SohoVietNam để chào bán 80 dự án với loại hình rất đa dạng nhƣ dự án căn hộ, đất xây tổ hợp, đất xây văn phòng, khu đô thị rộng 5 - 10 ha, khu nghỉ dƣỡng cao cấp đang hoạt động.

Một lĩnh vực khác cũng đƣợc quan tâm, đó là khai khoáng. Ngành này còn nhiều cơ hội tiềm ẩn chƣa đƣợc khai thác hết, và sẽ có sự hợp tác chiến lƣợc giữa các công ty khai khoáng địa phƣơng - có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ, với các công ty quốc tế có khả năng về vốn và công nghệ để tập trung chế biến sâu.

Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 1/7/2011 sẽ tác động đến đầu tƣ trong ngành, cũng nhƣ động thái M&A của các công ty. Tuy nhiên, giao dịch của ngành này chƣa thể xuất hiện nhiều, vì những yếu tố đặc thù trong ngành, đặc biệt là quy định pháp lý và đặc thù về cơ hội đầu tƣ.

Thâu tóm và chống thâu tóm

So với các thƣơng vụ của năm trƣớc, năm 2012, các thƣơng vụ có tính chất phức tạp hơn nhiều. Các thƣơng vụ thâu tóm thù địch (hostile) cũng xuất hiện nhiều hơn.

Năm 2010, bắt đầu nổi lên những thƣơng vụ chào mua công khai và thôn tính trên sàn. Tiêu biểu trong số đó là thƣơng vụ CTCP Thủy sản Hùng Vƣơng (HVG) chào mua CTCP Thủy sản An Giang (AGF), CTCP Dƣợc Viễn Đông (DVD) có các động thái mua cổ phiếu với ý định thâu tóm CTCP Dƣợc Hà Tây (DHT),...Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2011, các thƣơng vụ có tính chất phức tạp hơn hẳn. Điển hình là hàng loạt động thái đƣợc cho là nhóm cố đông muốn tăng tỷ lệ cổ phần chi phối tại Sacombank, thƣơng vụ Masan và Vinacafe Biên Hòa.

Các thƣơng vụ chào mua công khai hoặc thâu tóm trên sàn chứng khoán là dấu hiệu phát triển chuyên nghiệp hơn của chứng khoán Việt Nam, cũng nhƣ phƣơng thức M&A ở Việt Nam. Việc khởi động xu hƣớng chào mua công khai trên thị trƣờng đang đẩy các công ty đại chúng đối mặt với khả năng bị thâu tóm, bị mua lại, bị sáp nhập bất cứ lúc nào.

Các thƣơng vụ liên quan đến nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ lớn

Xét về chủ thể tham gia M&A, trong tổng số 1,2 tỷ USD giá trị các thƣơng vụ trong năm 2012 tại Việt Nam, thì tổng giá trị các thƣơng vụ có yếu tố nƣớc ngoài vẫn chiếm tỷ trọng khá cao: 66% về giá trị. Những thƣơng vụ tiêu biểu nhất đƣợc công bố nhƣ IFC mua 10% của Vietinbank, Mizuho mua cổ phần chiến lƣợc của Vietcombank, Carlsberg mua lại phần vốn góp tại Huda Huế,...

Những yếu tố chính lý giải cho việc tỷ trọng các thƣơng vụ có yếu tố nƣớc ngoài gia tăng tại Việt nam là do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã nhận thấy những cơ hội đầu tƣ thuận lợi hơn khi mua lại công ty, thay vì thực hiện đầu tƣ trực tiếp. Mặt khác, năm 2011- 2012, các thƣơng vụ liên quan đến lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc đã đƣợc thực hiện.

Theo StoxPlus, điểm nhấn của thị trƣờng M&A năm 2012 và đầu 2013 là sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trong khối ASEAN. Các công ty này tham gia M&A mạnh trong ngành vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng với tổng cộng 15 thƣơng vụ, tổng giá trị 643,4 triệu USD (năm 2011 chỉ có 6 thƣơng vụ với 127 triệu USD). Một số quốc gia điển hình tham gia vào các thƣơng vụ trong năm 2012 gồm Thái Lan, Philipines, Singapore và Malaysia.

Các công ty đầu tƣ vốn cổ phần trong nƣớc vẫn đóng vai trò đƣơng đối nhỏ với tƣ cách là những bên mua.

Ngân hàng thâu tóm doanh nghiệp

Ngay từ đầu năm 2013, thị trƣờng M&A Việt Nam đã có nhiều thƣơng vụ ngân hàng thu mua doanh nghiệp và xu thế đƣợc dự báo sẽ tiếp tục sôi động và là điểm nhấn kinh tế Việt Nam 2013. Đứng trƣớc nguy cơ DN phá sản, ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền cho vay hàng ngàn tỉ đồng. Làn sóng thâu tóm DN để thu hồi nợ đƣợc khởi xƣớng. Bianfishco vốn là một DN mạnh của thủy sản VN bị khủng hoảng khi mặc nợ 1.886 tỉ đồng, lỗ hơn 834 tỉ đồng. Sự việc càng thêm bức xúc khi DN bi nông dân bao vây, tụ tập đòi khoản nợ mua cá gần 300 tỉ đồng. Đứng trƣớc nguy cơ DN phá sản,

ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền cho vay hàng ngàn tỉ đồng, SHB cùng các ngân hàng cho vay và DATC đã vào cuộc lên phƣơng án tái cấu trúc. Các khoản nợ đã đƣợc chuyển thành vốn góp. Trong đó, SHB đã trở thành cổ đông sáng lập với quyền việc nắm giữ hơn 50% cổ phần.

Với kế hoạch này, SHB đã thực hiện một cuộc thâu tóm ngoài mong muốn vừa xử lý của món nợ xấu nhƣng qua đó một DN thủy sản lớn. Nhƣng điều may mắn là hoạt động của DN này còn mang lại một dòng tiền lớn cho các ngân hàng cổ đông trong năm 2013.

Cũng tƣơng tự, 7 ngân hàng khác cũng đã “chia xác” đại gia thủy sản Phƣơng Nam để

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)