Phƣơng pháp hệ số giá/ thu nhập (P /E) và đánh giá dựa trên giá trị thị

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 46)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

1.3.4.2 Phƣơng pháp hệ số giá/ thu nhập (P /E) và đánh giá dựa trên giá trị thị

pháp:

1.3.4.2 Phƣơng pháp hệ số giá/ thu nhập (P /E) và đánh giá dựa trên giá trị thị trƣờng: trƣờng:

Phƣơng pháp này đánh giá thông qua so sánh giá trị thị trƣờng của công ty tƣơng đƣơng đƣợc thực hiện trên thị trƣờng. Phƣơng pháp này tỏ ra hữu hiệu đối với công ty có quy mô lớn, cổ phiếu đƣợc giao dịch rộng rãi. Để thực hiện phƣơng pháp này đòi hỏi thị trƣờng chứng khoán phải hoạt động có hiệu quả và chế độ công khai thông tin thực hiện tốt để các nhà đầu tƣ có thể tiếp cận đƣợc cơ sở dữ liệu về tình hình tài chính của công ty.

Các chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng:

Tỷ số : P/E = thị giá cổ phiếu/Thu nhập mỗi cổ phiếu

Tỷ lệ P/E chỉ cho rằng thị trƣờng chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của mỗi cổ phiếu, có nghĩa là lƣợng vốn hóa của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có đƣợc phân phối hay giữ lại, và nó tạo ra giá trị thặng dƣ trong tƣơng lai đối với doanh nghiệp trong trƣờng hợp giữ lại. Việc biết đƣợc giá trị của lƣợng vốn hóa bỏ ra có đƣợc khoản thu nhập liên tục và điều hết sức quan trọng đối với mỗi nhà đầu tƣ. Nhƣ vậy, bên mua có thể so sánh mức P/E trong bình của cổ phiếu trong ngành để xác định một mức giá sơ bộ, sau đó có những điều chỉnh hợp lý cho phù hợp với thực tế của công ty mục tiêu.

 Tỷ số P/S = thị giá cổ phiếu/doanh số.

 Tỷ số EPS = lợi nhuận ròng /số cổ phần đang lƣu hành.

 Tỷ số P/B (thị giá/thƣ giá): nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1).

Khi đó có hai trƣờng hợp xảy ra: Hoặc là thị trƣờng đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty quá thấp. Nếu nhƣ điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tƣ nên tránh các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty nhanh chóng đƣợc thị trƣờng điều chỉnh đúng giá trị thật. Còn nếu điều kiện thứ 2 đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những chuyện vọng kinh doanh của công ty, tạo

dòng thu nhập riêng và tăng lợi nhuận cho công ty. Ngƣợc lại, nếu một công ty có giá trị thị trƣờng của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây là dấu hiệu của công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả, thu nhập trên tài sản cao => chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tƣ xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi tài sản của các công ty này tƣơng đối lớn. Ngoài ra có thể sử dụng các chỉ số khác nhƣ: EBIT, EAT,…

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này khó áp dụng đối với những công ty nhỏ vì khó tìm đƣợc công ty tƣơng đƣơng trên thị trƣờng. Mặt khác, mục tiêu của báo cáo tài chính đối với công ty cổ phần đại chúng có thể rất khác với công ty tƣ nhân. Trong khi đội ngũ quản lý của công ty đại chúng cố gắng để thực hiện thu nhập cao trên báo cáo tài chính nhằm thu hút nhà đầu tƣ thì ngƣời sở hữu công ty tƣ nhân lại muốn thu nhập của mình là nhỏ nhất có thể trên báo cáo tài chính để giảm thiểu gánh nặng về thuế.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)