Thực trạng thị trƣờng M&A Việt Namtrong thời gian qua 8 1-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 94)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.8 Thực trạng thị trƣờng M&A Việt Namtrong thời gian qua 8 1-

2.8.1 Khái quát những nét chính về thị trƣờng M&A Việt Nam.

Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đƣợc hình thành rất sớm và phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra một xu thế, hƣớng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hƣởng từ thƣơng hiệu, tài chính và thị trƣờng.

Nguồn: Finance.tvs.com.vn.

Biểu đồ 2.9: Giá trị và số lượng M&A Việt Nam giai đoạn 1999 – QI/2013.

Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã đƣợc khởi động từ năm 2000. Tính đến năm 2005, cả nƣớc đã có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la. Một số vụ M&A điển hình là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall‟s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé.

Từ khi tham gia WTO, với nhiều rào cản đƣợc dỡ bỏ (Nghị định 139/2007/NĐ- CP cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế), hoạt động M&A ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng và theo nhiều chiều khác nhau. Lĩnh vực diễn ra các hoạt động M&A sôi động là tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp hàng tiêu dùng và dƣợc phẩm - y tế. Trƣớc năm 2007, mỗi năm nƣớc ta có không quá 50 vụ M&A và giá trị giao dịch năm cao nhất chỉ gần 300 triệu USD nhƣng sau đó đã gia tăng đáng kể, cụ thể: năm 2007 có 108 vụ M&A, với tổng giá trị thực hiện gần 1,72 tỷ USD, năm 2008 có 167 vụ với hơn 1,1 tỷ USD, năm 2009 có 295 vụ với tổng giá trị đạt gần 1,14 tỷ USD, năm 2010 đã có 345 vụ với giá trị lên tới 1,75 tỷ USD. Năm 2011 hoạt động M&A đã hoàn thành đạt 2,67 tỷ USD (gấp 1,5 lần năm 2010), trong đó 81,3% dòng tiền chính đến từ các

tập đoàn Nhật Bản. Không ít các tập đoàn trong nƣớc đã chủ động thực hiện tái cấu trúc thông qua M&A, tiêu biểu nhƣ FPT Trading, FPT Software và FPT FIS thực hiện hoán đổi cổ phần cho các cổ đông của công ty con với cổ phần của FPT để trở thành các công ty 100% vốn thuộc FPT. Vinpearl Corp đã phát hành 25,6 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của 3 công ty liên kết là Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An và Vincharm. Ngân hàng BNP Paribas nâng tỷ lệ vốn cổ phần tại Ngân hàng Phƣơng Đông (OCB) lên 15% và Maybank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%. Unilever mua lại hơn 33% cổ phần của Công ty liên doanh Unilever Vietnam từ đối tác trong nƣớc là Tập đoàn sản xuất hoá chất quốc gia Việt Nam. Hiện, nhiều DN Việt Nam khác cũng đang trong tầm ngắm của các DN Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ và của châu Âu, Mỹ,...

Nếu so với các con số của năm 2010, chỉ có 345 thƣơng vụ, giá trị 1,7 tỷ USD, thì số liệu về giá trị giao dịch của năm 2011 đã lập một kỷ lục mới. Nhìn vào sơ đồ tăng trƣởng, có thể thấy, kỷ lục này đạt một tầm vóc mới cho năm 2011, đƣợc cho là năm của hành động, năm của thƣơng vụ.

Nguồn: Cafef.vn.

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ tỷ trọng M&A liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và doanh

Hoạt động M&A tại Việt Nam không chỉ là một quá trình kinh tế thuần túy. Vai trò của M&A còn thể hiện trong những biến đổi to lớn của quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế - xã hội, dƣới tác động của hội nhập và toàn cầu hóa, điều chỉnh chức năng kinh tế của lực lƣợng doanh nhân, công chúng đầu tƣ và nhà nƣớc. Theo StoxPlus năm 2012, có 98 thƣơng vụ M&A với tổng trị giá 1,2 tỷ USD giữa các doanh nghiệp trong nƣớc. Trong đó, BĐS là ngành sôi động nhất với 29 thƣơng vụ có tổng giá trị đạt 400 triệu USD. Ngoài một số thƣơng vụ của Vingroup thì tập đoàn Đất Xanh có tới 6 thƣơng vụ mua lại các dự án BĐS với tổng giá trị khoảng 65 triệu USD. Thƣơng vụ thâu tóm Công ty Phát triển Đô thị Sông Đà (15,8% cổ phần trị giá 23,8 triệu USD) bởi một số nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng là một giao dịch lớn trong năm 2012. 3 tháng đầu năm 2013, giá trị các thƣơng vụ M&A đƣợc thực hiện tại việt nam đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ 8 Châu Á.

Nguồn: Stoxplus, Pwc.com.

Nguồn: Diendandautu.vn.

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu M&A trong nước 2011 – 2012.

Nguồn: Vietfin.net.vn.

Biểu đồ 2.12: So sánh tăng trưởng M&A Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương 2003 – 2011.

Trong suốt 05 năm qua, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trên 6,5%/năm. Mục tiêu đến năm 2013, Việt Nam sẽ có khoảng 600.000 DN. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu hút hơn nữa nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trƣờng,...Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trƣờng M&A trong những năm tới.

2.8.2 Cơ sở pháp lí, quy trình thực hiện và đặc điểm M&A tại Việt Nam. 2.8.2.1 Các quy định chung về M&A. 2.8.2.1 Các quy định chung về M&A.

Tại Việt Nam, quy định của Nhà Nƣớc liên quan đến hoạt động M&A đƣợc đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ: Bộ Luật Dân sự, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Luật Đầu tƣ 2005. Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau:

- Luật Cạnh tranh 2004, hoạt động M&A đƣợc xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động M&A đƣợc xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”.

Luật Đầu tƣ 2006 lại xuất phát từ việc phân loại đầu tƣ trực tiếp (nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ) và đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.

Tuy nhiên, việc M&A có lúc đƣợc xem là hoạt động đầu tƣ trực tiếp (Điều 21) nhƣng có khi lại đƣợc xem là hoạt động đầu tƣ gián tiếp (Điều 26). Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức đầu tƣ gián tiếp phải tuân thủ các qui định pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các qui định khác của pháp luật có liên quan (Điều 76). Để kiểm soát quá trình M&A nhằm đảm bảo hoạt động này không dẫn đến tình trạng hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn có khả năng khống chế thị trƣờng dẫn đến thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng, các doanh nghiệp khác cũng nhƣ Nhà Nƣớc, Luật Cạnh tranh 2004 chỉ kiểm soát hoạt động M&A dựa trên cơ sở xem xét quy mô kiểm soát thị trƣờng của doanh nghiệp sau khi thực hiện hoạt động M&A. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với các trƣờng hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan của các doanh nghiệp tham gia dƣới 30% hoặc trƣờng hợp doanh nghiệp hình thành sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp đƣợc tiến hành tập trung kinh tế mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc cho Cục Quản lý cạnh tranh (có vốn đăng ký dƣới 10 tỉ đồng và dƣới 300 lao động – Nghị định số 90/2001/NĐ-CP). Đối với các trƣờng hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan của các doanh nghiệp tham gia từ 30% đến 50% thì các doanh nghiệp đƣợc tiến hành tập trung kinh tế, tuy nhiên, đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh trƣớc khi tiến hành tập trung kinh tế theo hồ sơ thông báo tập trung kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành.

Đối với các trƣờng hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trƣờng liên quan và doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18, Luật Cạnh tranh) thì không đƣợc chấp thuận. Tuy nhiên, các vụ M&A thuộc diện bị cấm cũng có thể đƣợc xem xét và miễn trừ trong hai trƣờng hợp: (i) Một hoặc nhiều bên tham gia hoạt động M&A đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc (ii) Việc M&A có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19, Luật Cạnh tranh).

Công cụ nào bảo vệ nhà đầu tƣ trong giao dịch M&A?

Khi thực hiện các giao dịch mua bán công ty, thông thƣờng các nhà đầu tƣ sẽ sử dụng các trung gian tài chính nhƣ công ty kiểm toán hoặc các công ty chứng khoán để tiến hành các công việc chuẩn bị nhƣ: định giá doanh nghiệp (Valuation), rà soát tài chính (Due Finance Diligence) hoặc các luật sƣ để thƣơng thảo hợp đồng,…

Tuy vậy, vẫn có một nội dung quan trọng trong các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thƣờng bị các nhà đầu tƣ bỏ sót chính là các trách nhiệm phát sinh từ những rủi ro về vấn đề bảo hiểm tiềm ẩn nội tại trong doanh nghiệp hoặc dự án đƣợc mua bán.

Rủi ro thứ nhất có thể phát sinh chính là những chi phí về bảo hiểm hàng năm

bên mua có nguy cơ phải gánh chịu chi phí bổ sung không lƣờng trƣớc đƣợc cho những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả sau khi giao dịch M&A đƣợc tiến hành. Đối với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động có chuyên môn cao nhƣ y tế, tƣ vấn luật, tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn tài chính,...chi phí bảo hiểm hàng năm có thể rất lớn, lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đô la.

Ở Việt Nam cũng đã có quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các ngành nghề trên. Do vậy, doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không đƣợc bảo hiểm đầy đủ. Đặc biệt, những chi phí này cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào lịch sử hoạt động của doanh nghiệp trong những năm quá khứ. Ví dụ, một bệnh viện hoạt động không có khiếu nại về lỗi của các bác sĩ trong quá khứ thì chi phí bảo hiểm có thể không lớn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu bệnh viện đó có vấn đề về tiêu cực, chi phí bảo hiểm hàng năm sẽ rất đáng kể và chắc chắn phải bỏ ra vì không thể lƣờng trƣớc rủi ro đến từ các khiếu nại của bệnh nhân.

Rủi ro thứ hai là nguy cơ đến từ việc doanh nghiệp đối tƣợng có thể không

đƣợc bảo hiểm, hoặc đƣợc bảo hiểm không đầy đủ trƣớc giao dịch M&A. Do vậy, không thể bảo vệ đƣợc doanh nghiệp trƣớc những khiếu nại đã hoặc chƣa phát sinh,…Trong nhiều trƣờng hợp, nếu “khổ chủ” mua phải một doanh nghiệp nhƣ vậy không khác gì mua một cỗ máy trông bên ngoài còn đẹp nhƣng bên trong thì đã hở điện, chỉ chạy là sẽ gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng. Về kỹ thuật trong bảo hiểm, ở đây có một vấn đề tiềm tàng, đó là đôi khi doanh nghiệp đối tƣợng có thể có một chƣơng trình bảo hiểm đầy đủ nhƣng nội dung của hợp đồng bảo hiểm lại hở và có thể đem đến thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Một minh chứng xoay quanh mức miễn thƣờng (deductible) trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là mức mà doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ tự chịu khi xảy ra sự cố. Công ty bảo hiểm chỉ trả bồi thƣờng khi xảy ra sự cố tính từ mức miễn thƣờng này trở lên. Chính vì vậy mà mức miễn thƣờng càng cao, phí bảo hiểm càng thấp, vì trách nhiệm của nhà bảo hiểm sẽ thu hẹp lại. Khi một doanh nghiệp mua bảo hiểm với mức miễn thƣờng cao (để đƣợc hƣởng khoản giảm phí), thì cần trích lập dự phòng đủ cho trƣờng hợp sự cố xảy ra dƣới mức miễn thƣờng. Khi doanh nghiệp không lập đƣợc mức dự phòng đủ lớn và nhà đầu tƣ không phát hiện đƣợc khi tiến hành giao dịch M&A sẽ phải chịu nhiều rủi ro.

Rủi ro thứ ba có thể phát sinh, đó là các trách nhiệm bảo hiểm đã phát sinh từ

trƣớc khi giao dịch, nay sẽ chuyển sang cho nhà đầu tƣ. Thông thƣờng, một giao dịch M&A đã đƣợc thực hiện thì toàn bộ tài sản, quyền lợi cũng nhƣ các khoản nợ, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối tƣợng sẽ chuyển sang doanh nghiệp đi mua (nhà đầu tƣ). Rủi ro này có thể phát sinh khi điều kiện, điều khoản của hợp đồng mua bán không đƣợc rõ ràng, hoặc đƣợc soạn có lợi cho bên bán. Đối với một công ty tƣ vấn, nếu sự cố về trách nhiệm nghề nghiệp xảy ra, trong một môi trƣờng hội nhập quốc tế và sự tham gia đáng kể của Việt Nam vào các công ƣớc quốc tế, các khoản đền bù có thể vƣợt qua con số nhiều triệu USD, gấp hàng chục lần mức vốn điều lệ của công ty đó. Đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải gánh chịu trong thời gian qua.

Để xử lý các vấn đề này, hiện nay trên thế giới, các nhà đầu tƣ thƣờng phải thực hiện việc rà soát về rủi ro và bảo hiểm (Insurance Due Diligence) song song với các rà soát về tài chính và pháp luật khác. Đơn vị thực hiện việc rà soát này thông thƣờng có thể là các công ty tƣ vấn bảo hiểm, các hãng luật hoặc các trung gian tài chính khác. Đồng thời, các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp muốn thực hiện việc mua bán và sáp nhập công ty sử dụng hình thức bảo vệ thông qua các hợp đồng bảo hiểm chuyên biệt dành cho giao dịch M&A. Các bảo lãnh này sẽ giúp nhà đầu tƣ an tâm bỏ vốn thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp trƣớc những bất ngờ không lƣờng trƣớc nói trên. Việc bảo lãnh này đồng thời hỗ trợ cho các giao dịch M&A phát triển, vƣợt qua những rủi ro tiềm ẩn mà cả hai bên đối tác nhiều khi không ngờ để hiện thực hóa dự án kinh tế của mình.

Một số loại bảo lãnh này là:

Bảo hiểm cho các cam kết và bồi thường (Warranty & Indemnity Insurance). Đây là

hình thức bảo lãnh cho hai bên giao dịch bảo đảm cho những cam kết (toàn bộ hoặc chỉ một số cam kết đích danh) mà bên bán đƣa ra với bên mua (cho những vấn đề chƣa phát sinh). Đối với những vấn đề đã phát sinh do việc gian lận của bên bán, chỉ bên mua mới có thể có đƣợc loại hình bảo hiểm này.

Bảo hiểm cho các vấn đề pháp lý dở dang (Litigation Buy Out Insurance). Loại hình

hợp đồng bảo lãnh này sẽ bảo vệ cho nhà đầu tƣ (bên mua) về mặt tài chính trƣớc những thiệt hại phát sinh khi vụ việc đƣợc phán quyết thiệt hại cho doanh nghiệp đƣợc mua bán.

Một loại hình hợp đồng bảo lãnh nữa là bảo hiểm trách nhiệm cáo bạch (Prospectus Liability/ I.P.O Insurance). Hợp đồng này sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp, các giám đốc và quan chức điều hành của doanh nghiệp, các cổ đông lớn của công ty phát hành và thậm chí cả tổ chức bảo lãnh phát hành trƣớc những khiếu nại của nhà đầu tƣ về những sai sót và lỗi nhầm lẫn trong bản cáo bạch khi chào giá mở rộng ra công chúng lần đầu

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)