8. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.8.2.3.1 Hầu hết các giao dịch M&A đều có sự tham gia của yếu tố nƣớc ngoài 91-
Một đặc điểm của M&A tại Việt Nam là hoạt động này vẫn do bên mua đứng ra tổ chức từ A-Z, các thủ tục giấy tờ đều do bên mua soạn thảo, bên bán chƣa có ý thức tự hoạch địnhchỉ có số ít doanh nghiệp trong nƣớc đóng vai trò đi mua nhƣ trƣờng hợp Công ty Anco mua lại Nestle, Kinh Đô mua lại kem Wall‟s, Vinabico mua kotobuki.
Mặc dù có sự tăng trƣởng mạnh mẽ song so với khu vực Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Số lƣợng thƣơng vụ M&A thực hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 3% và giá trị giao dịch chiếm 2% so với toàn khu vực; và chủ yếu các thƣơng vụ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện (chiếm trên 90%) trong khi tỷ lệ này của Malaysia là 19%, của Indonesia là 35%,...Do vậy có thể nói, hoạt động M&A của Việt Nam so với khu vực vẫn còn một khoảng cách khá xa và vẫn mang dấu ấn của yếu tố nƣớc ngoài là chủ yếu.
Nguồn: Baomoi.com.
Hình 2.2: Các nước thực hiện M&A tại Việt Nam.
Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau: Trƣớc hết, doanh nghiệp nƣớc ngoài có ƣu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi doanh nghiệp Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không thể nắm thế chủ động trong hoạt động này. Thứ hai, doanh nghiệp nƣớc ngoài mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho cả cung và cầu trong M&A. Với tiềm lực tài chính của mình, họ mới là khách hàng của những thƣơng vụ hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp trong nƣớc không thể với tới. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng chỉ muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm khai thác những thƣơng hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý của họ. Thứ ba, M&A là một hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài hiệu quả và phổ biến giúp các doanh nghiệp nƣớc ngoài thâm nhập thị trƣờng nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thƣơng hiệu và thị phần ban đầu.
Sự tham gia của các doanh nghiệp nƣớc ngoài làm tăng lƣợng cầu của thị trƣờng, họ là những công ty có tiềm lực tài chính mạnh liên quan đến những thƣơng vụ hàng triệu USD.
Nguồn: Maf.vn.
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu các nước thực hiện M&A tại Việt Nam năm 2012.
Sự tham gia của doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam trong thời gian qua là điều tất yếu. Thị trƣờng Việt Nam là một thị trƣờng mới mở, còn rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên nó là tầm ngắm của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, sự tham gia của yếu tố nƣớc ngoài sẽ làm tăng nguồn cầu và cung cho thị trƣờng, đồng thời mang đến cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhiều lợi ích song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp nếu nhƣ không có một sự điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ.
2.8.2.3.2 Là một phƣơng thức tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Quá trình tái cấu trúc kinh tế tạo sức ép buộc những doanh nghiệp (DN) còn trụ lại đƣợc phải là DN khỏe mạnh, đã đƣợc sàng lọc, góp phần hình thành nên những tổ chức mới, những tập đoàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi DN nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Hoạt động M&A làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cƣờng vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh
của DN, khởi đầu một chu kỳ phát triển mới cho một DN hay một thƣơng hiệu lâu năm. Ngành ngân hàng là ngành tiên phong đi đầu trong vấn đề này tại Việt Nam.