Tổng kết hoạt động M&A thế giới trong những năm qua 5 3-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 66)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.2Tổng kết hoạt động M&A thế giới trong những năm qua 5 3-

Nguồn: Thomson Reuters.com.

Biểu đồ 2.2: Giá trị M&A trên thế giới giai đoạn 1985 – 2013.

Những năm gần đây, hoạt động M&A trên thế giới trong năm 2007 đạt đƣợc kỉ lục mới, theo thống kê sơ bộ của hãng tài chính Thomson Financial cho thấy tổng các giá trị của các vụ M&A đạt 4.400 tỷ USD, tăng 21% so với mức 3.600 tỷUSD của năm 2006.

Năm 2008 đã kết thúc chuỗi 5 năm liên tiếp tăng trƣởng của M&A trên thế giới, có tất cả 39.597 thƣơng vụ đƣợc công bố với tổng giá trị là 2,9 ngàn USD, giảm 29,6% so với 2007 và cũng là năm có giá trị M&A đƣợc công bố thấp nhất từ năm 2005. Khủng hoảng kinh tế làm gia tăng số thƣơng vụ bị rút vốn, tính đến hết năm 2008 đã

có 1.194 thƣơng vụ bị hủy bỏ, đây là con số lớn nhất từ năm 2000. Nếu căn cứ trên lãnh thổ mục tiêu, tổng giá trị M&A ở Châu Âu là 1,2 ngàn tỷ USD , giảm 27,3% so với 2007, Châu Phi và Trung Đông giảm 39,6% và Mỹ giảm 37,2%. Trong khi đó, Châu Á chỉ giảm 8,7%. Lĩnh vực tài chính ngân hàng có giá trị lớn nhất đạt 1,1 ngàn tỷ USD chiếm 38,4% giá trị M&Atoàn thế giới, so với năm 2007 hoạt động M&A xuyên quốc gia giảm 38,5%, trong đó thị trƣờng mục tiêu tại Mỹ, Anh và Đức chiếm gần 50% giá trị M&A xuyên quốc gia thế giới. Năm này cũng chứng kiến sự can thiệp của Chính phủ vào nhiều lĩnh vực, do đó tổng giá trị M&A mà Chính phủ tham gia đầu tƣ tăng 396 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng giá trị M&A toàn cầu, với mục đích là can thiệp vào nền tài chính các quốc gia đang chìm trong cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng tài chính với hàng loạt các vụ sáp nhập bất đắc dĩ. Mở màn là vụ hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải để Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sau đó, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of American trị giá 44 tỷ USD và Lloyds TSB‟s thâu tóm HBOS với giá 29,3 tỷ USD. Chính phủ Mỹ buộc phải bơm tiếp 85 tỷ USD vào AIG - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trƣờng nƣớc này một kết cục tồi tệ hơn. Cũng chính vì lý do khủng hoảng nên tình hình M&A tại những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ (khu vực Châu Âu) giảm vì các động cơ M&A không đạt đƣợc cho các bên. Tuy nhiên, chính cuộc khủng hoảng này lại là thời cơ cho nhiều doanh nghiệp muốn thâu tóm để bành trƣớng.

Năm 2009, hoạt động toàn cầu ảm đạm. Theo báo cáo của Thomson Reuters hoạt động M&A trên thế giới giảm sút cả về số lƣợng và giá trị giao dịch. Số lƣợng các thƣơng vụ mua bán và sáp nhập năm 2009 cũng giảm đáng kể, vào khoảng 30.830 vụ, giảm 10,4% so với năm 2008. Theo số liệu thống kê từ Bloomberg, tổng giá trị các vụ mua lại và sáp nhập (M&A) đã đƣợc thực hiện có tổng giá trị là 446 tỷ USD, thấp nhất kể từ quý III/2009. Trong đó, thƣơng vụ tập đoàn CNOOC của Trung Quốc mua lại tập đoàn dầu khí năng lƣợng Nexen của Canada chính là thƣơng vụ duy nhất có giá trị vƣợt qua 10 tỷ USD. Tuy các CEO trên toàn cầu đang có ít nhất 3.400 tỷ USD tiền mặt, rất nhiều ngƣời do dự không muốn thực hiện các thƣơng vụ bởi tình hình kinh tế thế giới hiện nay khá khó khăn. Khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chƣa xuất hiện tín hiệu tích cực trong khi kinh tế Trung Quốc ngày càng suy giảm. Châu Âu là khu vực ghi

nhận sự sụt giảm mạnh nhất khi khối lƣợng chỉ đạt 92 tỷ USD, tƣơng đƣơng với 21% tổng giá trị M&A toàn cầu và đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2000. Giá trị giao dịch ở châu Mỹ là 248 tỷ USD trong khi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng là 104,5 tỷ USD. Các vụ M&A xuyên quốc gia chiếm tới 1 nửa tổng số vụ giao dịch và là mảng chiếm đƣợc nhiều sự chú ý. Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị các vụ M&A liên quan đến các công ty ở nhiều hơn 1 quốc gia đã lên đến hơn 720 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm.

Năm 2010, hoạt động M&A sôi nổi trên toàn cầu, tổng giá trị giao dịch đạt 2,5 nghìn tỷ USD. Trong đó các thị trƣờng mới nổi chiếm 653,2 tỉ USD, chiếm 32% tổng giá trị M&A toàn cầu và là lần đầu tiên vƣợt qua hoạt động M&A tại các quốc gia phát triển tại châu Âu. Trong đó, hoạt động M&A xuyên quốc gia đạt giá trị 764,5 tỉ USD với tổng số 7.352 thƣơng vụ, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2009. Theo tin mới nhất từ Reuters, tổng giá trị của các thƣơng vụ M&A năm 2010 tính tới nay đã vƣợt qua con số 2,2 nghìn tỉ USD, và là năm tăng đầu tiên kể từ 2007 tới nay. Đối với các chuyên gia, đây đƣợc coi là một dấu hiệu hết sức đáng mừng, dấu hiệu mở đầu cho một chu kỳ những năm M&A mới, mà trong đó giá trị của những thỏa thuận kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao. Theo số liệu thống kê của Thomson Reuters, hoạt động M&A toàn cầu năm nay đã tăng khoảng 5 lần, đạt tổng giá trị khoảng 2,25 nghìn tỉ USD. Trong đó, các thƣơng vụ M&A tại các thị trƣờng mới nổi chiếm tới 17%, ngành năng lƣợng là khu vực tiêu điểm của hoạt động M&A năm 2010. Tốc độ tăng của M&A tại các quốc gia phát triển có phần chậm chạp hơn. Tổng giá trị M&A toàn cầu tăng 19%, trong khi M&A tại Mỹ tăng 11%, và M&A tại châu Âu chỉ tăng 5%. Theo Colin Banfield, ngƣời đứng đầu bộ phận M&A của Citigroup tại khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, nhận định chính lợi thế về tỷ giá tiền tệ đã giúp hoạt động M&A tại khu vực này trở nên sôi động hơn cả. Các thƣơng vụ M&A tại các thị trƣờng đang phát triển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông hoặc công nghệ. Năng lƣợng là lĩnh vực diễn ra M&A sôi nổi nhất, với tổng giá trị các thƣơng vụ tăng gần 40% và đạt 482 tỉ USD. Tiếp theo đó là lĩnh vực tài chính và vật liệu cơ bản. Nhìn vào lĩnh vực M&A chủ yếu tại sân chơi châu Á, có thể thấy các quốc gia khu vực này (dẫn đầu là Trung Quốc) dƣờng nhƣ đang tập trung tích trữ nguồn tài nguyên, một sự chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của mình trong những năm tới, theo Jeremy Wilson, chuyên gia

phân tích của JPMorgan Chase. Tại khu vực châu Âu, M&A chậm phát triển một phần do gặp trở ngại từ khủng hoảng nợ công lan rộng trong các quốc gia sử dụng đồng Euro. Hoạt động M&A 2010 tại khu vực này tính tới nay đạt 589 tỉ USD.

Năm 2011, sự tăng trƣởng về số lƣợng các thƣơng vụ M&A trong năm 2010 khiến dƣ luận dự báo sẽ có một xu hƣớng tăng trƣởng mới trong năm 2011. Tuy nhiên, năm vừa qua lại chứng kiến một sự trì trệ trong hoạt động M&A toàn cầu. Hầu nhƣ không có sự thay đổi nào so với năm 2010, với hơn 44.000 thƣơng vụ và với tổng giá trị là 3.100 tỷ USD. Một điểm cũng dễ nhận thấy, đó là hầu hết các thƣơng vụ đều ở trong lĩnh vực đã và đang có nhiều thách thức trong những năm vừa qua: tài chính - ngân hàng và bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng hơn 1/3 thƣơng vụ M&A năm 2011 nằm trong lĩnh vực này. Năng lƣợng và vật liệu là ngành tiếp theo chịu ảnh hƣởng, chiếm khoảng 10% tổng số thƣơng vụ. Đáng lƣu ý, tất cả các thƣơng vụ lớn nhất trong năm qua đều đƣợc thực hiện trong phạm vi quốc nội (xem bảng 1). Ngoại trừ một trƣờng hợp đáng chú ý là chƣơng trình mua lại cổ phần ở Thụy Sỹ, tất cả các thƣơng vụ lớn nhất đều đƣợc thực hiện ở Hoa Kỳ. Các chƣơng trình mua lại cổ phần đều cố gắng tận dụng lợi thế của giá cổ phiếu tƣơng đối thấp và bốn trong số đó nằm trong danh sách xếp hạng các thƣơng vụ M&A lớn trên thế giới.

Nguồn: Thomson Reuters.com.

Năm 2012, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2012 giảm 25% so với cùng kỳ. Sự thiếu ổn định kinh tế đã góp phần kiềm chế kế hoạch mở rộng công ty.

Theo dữ liệu sơ bộ của Thomson Reuters, tổng giá trị các thƣơng vụ giao dịch theo công bố đạt khoảng hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu, tính đến ngày 19/6. Con số trên giảm so với con số 1.330 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động M&A tại Mỹ trong nửa đầu năm giảm tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ với 299 tỷ USD giá trị các thỏa thuận đạt đƣợc trong giai đoạn này, thấp nhất kể từ năm 2003, giảm gần 70% so với mức đỉnh đạt đƣợc vào năm 2007. Khối lƣợng M&A tại châu Âu giảm 7% so với cùng kỳ, dừng ở mức 354 tỷ USD. Tại châu Á, trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, mức sụt giảm là 23% với 175 tỷ USD giá trị các thƣơng vụ đạt đƣợc tính đến hết ngày 19/6. Các thƣơng vụ M&A về năng lƣợng chiếm khoảng 188 tỷ USD, tƣơng đƣơng 19% tổng khối lƣợng M&A trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, khối lƣợng các thỏa thuận này đã giảm 28% so với cùng kỳ năm 2011. Các thƣơng vụ M&A của các nhà sản xuất vật liệu giảm 23% trong khi các giao dịch tài chính giảm 41% xuống còn 118 tỷ USD.

Nguồn: StoxPlus.com.

Các thƣơng vụ ở Mỹ khiến thị trƣờng lạc quan hơn và trở thành cứu cánh cho 1 năm ảm đạm nhất đối với hoạt động M&A kể từ khủng hoảng tài chính đến nay. Theo dữ liệu vừa đƣợc Bloomberg công bố, trong quý IV, các công ty trên toàn thế giới đã thực hiện các vụ mua lại với tổng giá trị lên tới 691,9 tỷ USD – cao nhất kể từ quý III / 2008. Trong khi giá trị của cả năm 2012 giảm 10%, xuống còn 2,19 nghìn tỷ USD và tƣơng đƣơng với mức của năm 2010, các thƣơng vụ lớn trong ngành viễn thông đã khiến thị trƣờng sôi nổi trở lại trong những tháng cuối năm.

Goldman Sachs cũng nhƣ Morgan Stanley, JPMorganChase, Citigroup, Credit Suisse hay Barclays tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các thƣơng vụ thâu tóm đình đám của năm 2012. Vụ Glencore dành ra 34 tỷ USD để mua lại Xstrata để thành lập nên công ty khai thác mỏ lớn thứ 4 thế giới chính là thƣơng vụ lớn nhất trong năm 2012. Trong đó, Goldman Sachs là hãng xử lý nhiều thƣơng vụ nhất với tổng giá trị lên tới 542 tỷ USD, 3 trong 4 thƣơng vụ mua lại lớn nhất trong năm nay đã diễn ra trong quý III, trong đó có vụ Intercontinental Exchange bỏ ra 8,2 tỷ USD mua lại NYSE Euronext.

Viễn thông cũng là ngành thống trị hoạt động M&A trong năm này, trong đó phải kể đến những vụ nhƣ Softbank chi 20 tỷ USD mua lại 70% cổ phần của Sprint hay bộ phận T-Mobile USA của Deutsche Telekom AG đồng ý sáp nhập với MetroPCS Communications Inc trong thƣơng vụ trị giá 29 tỷ USD.

Các công ty châu Âu cũng đã hoạt động sôi nổi hơn trong quý này với giá trị các thƣơng vụ tăng tới 73% so với quý trƣớc, lên 176 tỷ USD. Những tiến triển gần đây, đặc biệt là sau quyết tâm đƣợc thể hiện trong Hội nghị thƣợng đỉnh hôm 13 và 14/12, khiến nhà đầu tƣ yên tâm hơn về châu Âu. Chí ít thì nhà đầu tƣ cũng tự tin rằng Eurozone sẽ không sụp đổ. Thƣơng vụ mua lại lớn nhất ở châu Âu trong quý này chính là thỏa thuận mua lại TNK-BP của OAO Rosneft. Đây cũng là thƣơng vụ lớn thứ 3 từ trƣớc đến nay của ngành dầu khí.

Trong khi đó, hoạt động M&A ở châu Á cũng tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây, phần lớn là nhờ thƣơng vụ của Softbank. Đây là thƣơng vụ thâu tóm tài sản ở nƣớc ngoài lớn nhất từ trƣớc đến nay. Đồng thời, thƣơng vụ này cũng đánh dấu quý sôi nổi nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản trong suốt 1 thập kỷ.

Số vụ M&A xuyên quốc gia chiếm khoảng một nửa tổng các thƣơng vụ trong năm nay. Đồng thời, mong muốn tiến ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp châu Á có thể khiến xu hƣớng này tiếp tục diễn ra trong năm tới và trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động M&A toàn cầu. Trung bình, các thƣơng vụ M&A trong năm nay có giá trị vào khoảng 149 triệu USD. 97% số vụ có giá trị dƣới 500 triệu USD trong khi 14 vụ có giá trị lớn hơn 10 tỷ USD.

Sau sự bùng nổ các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong quý 4 năm 2012, hoạt động này đƣợc ghi nhận là trầm lắng hơn trong năm mới. Tính trong tháng 1,2 năm 2013, có 1.540 thƣơng vụ đƣợc ghi nhận trên toàn cầu, với tổng trị giá 293,3 tỉ USD. Con số này cho thấy sự sụt giảm 30% và 3% tƣơng ứng về khối lƣợng và giá trị so với hai tháng đầu năm 2012. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn ghi nhận các tín hiệu cho thấy một xu thế giao dịch “thân thiện” và “tin tƣởng” hơn trong tƣơng lai.

Khái quát thị trường M&A một số khu vực trên thế giới trong sáu tháng đầu năm 2013.

Khu vực Mỹ La tinh.

Tại khu vực Mỹ La tinh, năm 2013 đã ghi nhận sự khởi đầu chậm hơn năm 2012 về hoạt động M&A. 56 giao dịch M&A đã diễn ra cho tới thời điểm này, trong hai tháng đầu tiên của năm, gần nhƣ chỉ bằng một nửa số thƣơng vụ tại cùng khu vực so với cùng kì năm trƣớc. Sự tạm lắng này cũng diễn ra cả về tổng giá trị thƣơng vụ, với tổng cộng 10,5 tỉ USD giá trị các thƣơng vụ tính tới thời điểm hiện tại, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2012 (tổng trị giá 13,5 tỉ USD). Những con số sụt giảm cũng báo hiệu sự thay đổi lớn theo hƣớng tụt giảm so với hai tháng cuối năm 2012, khi đó khu vực Mỹ La tinh chứng kiến sự nổi sóng về các hoạt động M&A và ghi nhận kết quả 95 thƣơng vụ tổng trị giá 17,7 tỉ USD.

Sự suy giảm về hoạt động M&A có thể xuất phát từ sự thay đổi về luật pháp tại Brazil. Vào tháng 5 năm 2012, cơ quan chống độc quyền Brazil Conselho Administrative de Defesa Economica (CADE) đã thi hành những luật mới với những quy tắc chặt chẽ hơn và yêu cầu sự phê chuẩn của chính phủ đối với nhiều giao dịch M&A. Năm 2012 có 59 thƣơng vụ tổng trị giá 10,3 tỉ USD, 30 thƣơng vụ trị giá 2 tỉ USD tính tới thời điểm hiện tại, tƣơng ứng sự giảm 49,2% về lƣợng và 80,6% về giá trị. Hoạt động M&A khu vực Brazil đƣợc kì vọng sẽ hồi phục, đặc biệt trong các

thƣơng vụ về cơ sở hạ tầng và xây dựng, do nƣớc này đang gấp rút hoàn thiện các yêu cầu để làm nƣớc chủ nhà World Cup 2014.

Khu vực Bắc Mỹ.

Trong hai tháng đầu năm 2013, hoạt động M&A khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 564 thƣơng vụ với tổng trị giá 150,5 triệu USD. Hoạt động này vẫn giữ tốc độ cũ xét về tổng giá trị so với Q1 2012 (160,6 triệu USD). Sự quay trở lại của các thƣơng vụ “mega deals” (thƣơng vụ lớn, trị giá trên một tỉ USD) với nhiều nhãn giá 15 tỉ USD đã giải thích một phần sự tăng về giá trị thƣơng vụ. Các thƣơng vụ mua bằng vốn đầu tƣ tƣ nhân chiếm số lƣợng lớn, lĩnh vực tiêu dùng đã vƣợt lĩnh vực năng lƣợng, khai khoáng, dịch vụ phụ trợ để chiếm vị trí nổi bật trên chiếc bánh phân chia về tổng giá trị theo lĩnh vực.

Sự bùng nổ các quỹ đầu tư tư nhân

Toàn bộ 10 thƣơng vụ dẫn đầu trong tháng này đều cao hơn 1,5 tỉ USD, với hai thƣơng vụ hàng đầu là giao dịch mua đứt bằng vốn cổ phần tƣ nhân. Lần đầu tiền kể từ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 66)