8. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.3.5 Trung Quốc tăng cƣờng M&A tại Châu Âu 6 6-
Năm 2012, các hoạt động M&A của Trung Quốc ở châu Âu tăng 21% lên 12,6 tỷ USD, chiếm 33% tổng đầu tƣ ƣớc tính 37,8 tỷ USD trong lĩnh vực này.Các nhà đầu tƣ Trung Quốc đã thâu tóm các công ty công nghiệp của Đức nhƣ Kion Group, Putzmeister Group, cũng nhƣ thƣơng hiệu ngũ cốc Weetabix lớn thứ hai của Anh. Quỹ đầu tƣ quốc gia China Investment Corp. (CIC) của Trung Quốc cũng đã nắm cổ phần trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhƣ Heathrow Airport Holdings và Thames Water đều của Anh. China Three Gorges Corp. - một công ty nhà nƣớc khác của Trung Quốc - đã mua 21% cổ phần trong công ty điện EDP- Energias de Portugal SA của Bồ Đào Nha.
Nguồn: Squire Sanders.
Biểu đồ 2.5: M&A tại khu vực Tây Âu của Trung Quốc liên tục gia tăng về số lượng
và giá trị kể từ 2005.
Nguồn: Squire Sander.
Biểu đồ 2.6: Thống kê 8 thị trường có nhiều thương vụ M&A của Trung Quốc nhất
Nguồn: Squire Sander.
Biểu đồ 2.7: Thống kê 10 ngành công nghiệp hàng đầu về hoạt động M&A tại Tây Âu
giai đoạn 2011-2012.
Các tài sản của châu Âu trở nên hấp dẫn hơn khi cuộc khủng hoảng nợ công kéo các thị trƣờng chứng khoán châu lục này đi xuống. Chỉ số hàng đầu Euro Stoxx - 50 hiện giảm khoảng 12% trong hai năm qua. Dù nằm ngoài Khu vực đồng Euro, kinh tế Anh vẫn gắn kết chặt chẽ với khu vực này. Bằng chứng là chỉ số FTSE 100 của Anh chỉ tăng 4,8% trong cùng giai đoạn, so với mức tăng 17% của chỉ số S&P 500 (Mỹ). Trƣởng điều hành A Capital André Loesekrug-Pietri cho biết mọi thứ đƣợc bán ở châu Âu vẫn có sức cạnh tranh cao. Các công ty tốt thƣờng đắt giá trong khi những công ty gặp khó khăn có mức giá thấp hơn, khiến việc vực dậy các hoạt động kinh doanh ở các công ty này không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt đối với khách mua ở khu vực khác của thế giới. Trong tƣơng lai, xu hƣớng này vẫn tiếp tục, do các công ty Trung Quốc nhận thấy tốc độ tăng trƣởng ở trong nƣớc chậm lại nên muốn hƣớng ra bên ngoài để tìm kiếm các thƣơng hiệu mạnh.
Nguồn: Squire Sanders.
Biểu đồ 2.8: Công nghiệp và hoá chất vẫn là lĩnh vực chiếm nhiều thương vụ nhất
trong top 10.