Điểm lại những nguyên nhân thất bại chủ yếu của hoạt động M&A 7 9-

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 92)

8. Hƣớng phát triển của đề tài:

2.7.1Điểm lại những nguyên nhân thất bại chủ yếu của hoạt động M&A 7 9-

Con số thất bại trong M&A rất cao, tỷ lệ thành công không vƣợt ngƣỡng 35%, tại sao tỷ lệ này lại cao nhƣ vậy?

Nguồn Mẫu Năm khảo sát % Thất bại

Mitchell/EIU 150 1889-1996 70 Coopers & Lybrand 125 1996 66 McKinsey 193 1990-1997 65-70 Arthur Andersen 31 2000 63 KPMG 122 2000-2001 31

Nguồn: Thomson Reuters.com.

Những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thất bại trong M&A.

Thứ nhất, hoạt động M&A trở nên quá phức tạp thể hiện ở các mặt sau: lĩnh vực và ngành nghề đa dạng, ngƣời thực hiện không có kinh nghiệm, mục đích chiến lƣợc không rõ ràng, do đó khó nhận biết và đánh giá đƣợc những kế hoạch đã đề ra, ngƣời thực hiện không biết sai chỗ nào để sửa.

Thứ hai, bộ máy lãnh đạo thiếu linh hoạt, đôi khi thất bại do một bộ phận nhỏ nào đó gặp khó khăn gây ra nhƣng sự chậm chạp trong bộ máy điều hành là điều cốt lõi.

Thứ ba, các quyết định của ban lãnh đạo đã làm gia tăng rủi ro của công ty đi mua dù vô tình hay cố ý.

Thứ tƣ, suy nghĩ của những ngƣời đề xƣớng và ra quyết định M&A mang tính chất chủ quan, thiên về vận dụng kinh nghiệm, khả năng phán đoán cảm tính hơn là một tính toán, phân tích rõ ràng, khách quan.

Thứ năm, môi trƣờng kinh doanh không ổn định, những biến động ngoài dự tính sẽ gây ra những trở ngại và khó khăn cho chủ thể tham gia M&A.

Thứ sáu, năng lực đội ngũ lao động bị suy giảm. Khác biệt về văn hóa giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu, những vấn đề liên quan đến luật pháp, chính trị không đƣợc giải quyết,…có thể làm hủy hoại năng lực làm việc của đội ngũ lao động.

Những nguyên nhân khác góp phần gia tăng tỷ lệ thất bại của hoạt động M&A.

Thất bại vẫn cứ tiếp tục mặc dù nhà quản trị đã cố gắng suy ngẫm và học hỏi. hoạt động M&A vẫn diễn ra sôi động dù biết rằng tỉ lệ thất bại rất cao. Ngƣời thực hiện không hiểu rõ về khả năng thành công của thƣơng vụ, những làn sóng M&A vẫn cứ ồ ạt diễn ra bất chấp một thực tế là có từ 50 – 70% các thƣơng vụ thất bại – một nghiên cứu điển hình của Boston Consulting Group tháng 7 năm 2007.

 Đôi lúc M&A đƣợc thực hiện không vì mục đích sinh lợi mà vì trốn tránh một trách nhiệm, áp lực nào đó. Bởi lẽ, M&A không phải lúc nào cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ mang lại lợi ích. Mục đích và động cơ M&A bị bóp méo khi các nhà quản trị dùng để biện hộ cho bản thân khi biết rằng thất bại trong tầm tay. Chính vì vậy, những khuyết điểm đã không khắc phục triệt để.

 Nhà quản trị thƣờng quá lạc quan và có mức kỳ vọng sai lệch lớn với thực tế. Các công cụ đánh giá rủi ro, phƣơng pháp khắc phục rủi ro đã không đƣợc chú

trọng. Vấn đề đạo đức kinh doanh để thể hiện bản thân. Họ đã quá tự tin trong khả năng quản lý điều hành công ty của mình. Mặc khác, sự lôi kéo từ bên ngoài làm cho họ có những quyết định sai lầm, họ có thể là các ngân hàng, nhà tƣ vấn – có kinh nghiệm và uy tín trong móc nối các công ty thực hiện M&A nhƣng đây cũng là cách họ cho vay và bán dịch vụ cho khách hàng, chính vì vậy họ lôi kéo doanh nghiệp tham gia cuộc chơi.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty trên thế giới, thực trạng và giải pháp về M&A tại Việt Nam (Trang 92)