Giáo dục mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 52 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.2. Giáo dục mầm non huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục của huyện, GDMN Thanh Miện là cấp bậc học đặt nền mĩng cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em, là tiền đề cho trẻ bước vào cấp tiểu học. GDMN Thanh Miện trong 4 năm trở lại đây đã cĩ những chuyển biến tích cực trong cơng tác chăm sĩc - giáo dục trẻ và trong các phong trào thi đua của ngành. Từ năm 2012 trở về trước Thanh Miện cĩ hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non chủ yếu thuộc các loại hình bán cơng. Từ tháng 1/2013, 100% các trường mầm non trong huyện đã được chuyển đổi sang trường mầm non cơng lập theo quyết định của UBND tỉnh.

Cùng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự thay đổi trong cơng tác quản lý chỉ đạo, việc nuơi dạy các cháu đã đi vào nề nếp, GDMN đã tạo được niềm tin, củng cố được vị thế trong nhân dân Thanh Miện, kêu gọi được sự quan tâm, đĩng gĩp của người dân và gĩp phần khơng nhỏ vào việc huyện đã được cơng nhận phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2012 và Hải Dương là tỉnh thứ 2 trong tồn quốc được Bộ giáo dục Đào tạo cơng nhận hồn thành phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://lrc.tnu.edu.vn/

Mặc dù cịn nhiều khĩ khăn về nguồn lực nhưng Thanh Miện đã cĩ kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay tồn huyện đã cĩ 7 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với những mơ hình chuẩn về GDMN, chất lượng của những đơn vị đạt chuẩn, sẽ tiếp tục cĩ nhiều trường được chuẩn hố về cơ sở vật chất. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ trình độ, biết vận dụng những kiến thức nuơi dạy trẻ vào thực tiễn, gĩp phần nâng cao chất lượng chăm sĩc - giáo dục trẻ, hướng tới đáp ứng những đổi mới của giáo dục nĩi chung và GDMN nĩi riêng. Bên cạnh đĩ cơ sở vật chất ở một số trường mầm non vẫn cịn thiếu phịng học, cịn phịng học cấp 4, phịng mượn. Một số nhà trường thiếu văn phịng, phịng đa năng. Nguồn lực tăng cường CSVC trường chuẩn Quốc gia ở các địa phương cịn gặp khĩ khăn. Đội ngũ GVMN tuy đạt chuẩn cao nhưng chưa đồng bộ về trình độ chuyên mơn nghiệp vụ. Do nguồn đào tạo gốc phần lớn là trình độ trung cấp, giáo viên trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu được đào tạo tại chức, tù xa. Số lượng giáo viên trình độ cao đẳng, đại học chính quy của bậc học mầm non cịn quá ít. Hơn nữa một bộ phận cán bộ quản lý cịn hạn chế cả về chuyên mơn và năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác và khơng cĩ khả năng đào tạo bồi dưỡng lại vì tuổi đã cao. Bên cạnh đĩ chế độ chính sách đối với GVMN chưa tương xứng, bất bình đẳng, đời sống cịn nhiều khĩ khăn. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng chăm sĩc giáo dục. Cụ thể tình hình GDMN ở huyện Thanh Miện như sau:

- Qui mơ trường, lớp, trẻ mầm non.

Bảng 2.1:Qui mơ trƣờng, lớp, trẻ mầm non từ 2009 - 2012

TT Năm học Số trƣờng Số nhĩm, lớp Trẻ mầm non Nữ Trƣờng chuẩn quốc gia 1 2009 - 2010 20 241 6389 3368 5 2 2010 - 2011 20 245 6987 3405 6 3 2011 - 2012 20 243 7762 2999 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://lrc.tnu.edu.vn/

Trong những năm qua, GDMN huyện Thanh Miện đã cĩ những chuyển biến: Qui mơ trường lớp được ổn định và ngày càng được mở rộng hơn, đảm bảo mỗi xã, thị trấn cĩ 1 trường mầm non, khơng cĩ xã trắng về GDMN, tỷ lệ trẻ huy động ra lớp năm học 2011 - 2012 đạt 43,2% tăng 3% so với năm 2010. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98,3% tăng 5,5% so với năm 2010; Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

Cĩ 17/20 trường mầm non được quy hoạch và xây dựng tập trung từ 1-2 điểm trường. Các khu trung tâm của trường đều cơ bản xây dựng kiên cố đảm bảo diện tích. Cĩ 19/20 trường cĩ bếp ăn bán trú để tổ chức bán trú cho trẻ, các khu trung tâm được bổ sung và trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sĩc, nuơi dưỡng và giáo dục trẻ. 100% số trường được trang bị máy vi tính bước đầu áp dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sĩc, giáo dục cịn hạn chế: Cịn các lớp học nhờ nhà văn hố do thiếu phịng học để huy động trẻ, khơng đảm bảo an tồn và khĩ khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Số phịng chức năng mới chỉ đáp ứng ở các trường đạt chuẩn quốc gia, trang thiết bị chủ yếu được mua sắm, bổ sung dành nhiều đối với lớp mẫu giáo 4, 5 tuổi, cịn thiếu những thiết bị hiện đại, phương tiện phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng năng khiếu, mỹ thuật cho trẻ. Định mức trẻ trên nhĩm lớp cịn cao do nhu cầu gửi trẻ và huy động trẻ tới trường, điều đĩ cũng dẫn đến chất lượng chăm sĩc giáo dục và quá tải đối với đội ngũ GVMN.

- Chất lượng chăm sĩc, GDMN.

Cơng tác chăm sĩc - giáo dục trẻ cĩ nhiều chuyển biến theo từng năm học. Cụ thể:

+ Cĩ 19/20 trường mầm non tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng cĩ trường hợp ngộ độc nào xảy ra.

+ Số trẻ được theo dõi biểu đồ đạt tỷ lệ 100% tăng 1,8 % so với năm 2008 + Số cháu được khám sức khoẻ định kỳ đạt 100% tăng 2,8 % so với năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://lrc.tnu.edu.vn/

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm từ 1% đến 2%.

Bảng 2.2: Chất lƣợng chăm sĩc, nuơi dƣỡng trẻ mầm non. TT Cơng tác chăm sĩc nuơi dƣỡng trẻ mầm non Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012

1 Tổng số trẻ được theo dõi

biểu đồ tăng trưởng 6273 6917 7762

2 Tỷ lệ trẻ được theo dõi biểu

đồ tăng trưởng 98,2% 98,9% 100%

3 Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh

dưỡng so với đầu năm 1,8% 2,0% 2,1%

4 Tổng số trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 6210 6889 7762 5 Tỷ lệ trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 97,2% 98,6% 100% Bảng 2.3: Chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non TT Chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 1 Tỷ lệ chuyên cần 87,8% 88,9% 90% 2 Tổng số trẻ 6389 6987 7762 3 - Số trẻ thực hiện chương trình cải cách - Tỷ lệ tốt, khá: 0 0 0 4 - Số trẻ thực hiện chương trình đổi mới hình thức. - Tỷ lệ tốt, khá: 2236 66,2% 0 0 5 - Trẻ thực hiện chương trình GDMN mới - Tỷ lệ tốt, khá: 408 72,5% 1814 74,5% 5543 88,9%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://lrc.tnu.edu.vn/

- Tỷ lệ trẻ chuyên cần qua theo dõi đánh giá trẻ ngày một tăng. Điều đĩ đã phản ánh chất lượng chăm sĩc nuơi dương của các nhà trường và sự quan tâm đầu tư về CSVC, trang thiết bị đã cĩ sự chuyển biến rõ rệt. Việc thay đổi chương trình: Từ chương trình cải cách, đổi mới hình thức và thực hiện chương trình GDMN mới, đã khẳng định tính phù hợp, tính mở của việc áp dụng chương trình. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tính năng động, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cĩ điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đã phản ánh tốt hơn so với những trường cịn hạn chế về điều kiện CSVC, trang thiết bị.

Cĩ nhiều biện pháp giáo dục trẻ, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên mơn, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ cho CBGV, đa số trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn phát triển theo đúng giai đoạn.

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

Nhân tố cĩ quyết định đến chất lượng chăm sĩc GDMN chính là đội ngũ CBQL và GVMN. Trong những năm qua, GDMN huyện Thanh Miện đã coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các biện pháp như tuyển mới giáo viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức, được triển khai thực hiện thường xuyên hàng năm.

Bảng 2.4:Số lƣợng cán bộ quản lý GDMN - GVMN

TT Nội dung Năm học

2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 1 Tổng số CBQL và GVMN 476 504 523 Biên chế 73 75 66 Tỷ lệ % 15,3% 14,9% 12,6% Hợp đồng 403 429 457 Tỷ lệ % 84,7% 85,1% 87,4%

2 Đĩng bảo hiểm xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://lrc.tnu.edu.vn/

Theo số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy: Số CBGV mầm non năm học 2011 - 2012 là 523 tăng 47 cán bộ giáo viên so với năm học 2009 - 2010. Số biên chế chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu là CBQL các trường và số giáo viên thuộc nhà trẻ cơ quan trước đây, số cịn lại gần 90% là giáo viên hợp đồng dài hạn, vụ việc. Một thực tế hiện nay CBGV trong biên chế bậc học ngày càng giảm đi do nghỉ chế độ, và khơng được bổ sung, tuyển dụng mới vào biên chế so với chỉ tiêu được giao, đây cũng là vấn đề bất cập so với các bậc học khác. Số CBGV ngồi biên chế ngày càng tăng hàng năm để đảm bảo định mức giáo viên trên lớp và nhu cầu tổ chức bán trú.

- Về chế độ chính sách:

+ Chế độ đĩng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho CBGV hợp đồng trong định biên đạt tỷ lệ 100% .

+ Chế độ cho giáo viên ngồi biên chế: Tuy đã chuyển đổi trường cơng lập nhưng đội ngũ GVMN chưa được tuyển dụng và xếp chuyển lương, tăng lương. Đội ngũ giáo viên hợp đồng khơng thời hạn được hưởng trợ cấp 100% theo trình độ đào tạo và được hỗ trợ từ nguồn học phí theo quy định của UBND tỉnh. Mức thấp nhất là 1.953.000đ/tháng/người đối với trình độ trung cấp chưa kể mức hỗ trợ từ nguồn học phí.

- Về trình độ đào tạo:

Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và GVMN

TT Trình độ Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Tổng số 476 504 523 1 Cao học 0 0 0 Tỷ lệ % 0 0 0 2 Đại học 44 65 108 Tỷ lệ % 9,2% 12,9% 20,7% 3 Cao đẳng 88 134 130 Tỷ lệ % 18.5% 26,5% 28% 4 Trung cấp 343 305 285 Tỷ lệ % 72,1% 60,6% 54,5% 5 Sơ cấp 1 0 0 Tỷ lệ % 0,2 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://lrc.tnu.edu.vn/

- Qua bảng trên cĩ thể nhận thấy: Số CBGV các trường mầm non hiện nay đã đạt chuẩn đào tạo 100%. Số đạt trình độ trên chuẩn tỷ lệ được tăng lên hàng năm. Năm học 2011 - 2012 tỷ lệ trên chuẩn 238/523 (45,5%) tăng 17,8 % so với năm học 2009 - 2010.

Tĩm lại: Nhìn chung GDMN huyện Thanh Miện trong những năm qua đã cĩ nhiều chuyển biến, chất lượng chăm sĩc giáo dục trẻ đang được nâng lên, số trẻ huy động đến trường ngày một tăng, đội ngũ giáo viên ổn định, CSVC ngày càng được đầu tư tăng cường. Tuy nhiên, mạng lưới trường, lớp tuy đã phát triển về số lượng song chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDMN. Trình độ đào tạo của CBQL và GVMN tuy đã được nâng lên; nhưng việc đào tạo cịn chắp vá, liên kết đào tạo nhiều khi chưa kiểm sốt được chất lượng, vì thế trình độ năng lực của đội ngũ CBQL và năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ của GVMN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDMN hiện nay. Chế độ chính sách cho giáo viên vẫn cịn thấp và bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu theo hướng biến động, trượt giá của thị trường. Điều này rất khĩ khăn đối với đời sống của GVMN hợp đồng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)