Khái niệm về quản lý trường học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Khái niệm về quản lý trường học

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội, là nơi trực tiếp làm cơng tác GD&ĐT và giáo dục thế hệ trẻ. Nĩ nằm trong mơi trường xã hội và cĩ tác động qua lại với mơi trường đĩ. Theo Nguyễn Ngọc Quang "Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đĩ quản lý nhà trường nhất thiết phải vừa cĩ tính nhà nước vừa cĩ tính xã hội" [27, tr33].

Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, tr17].

Hoạt động quản lý nhà trường chịu tác động của những chủ thể quản lý bên trên nhà trường (các cơ quan Quản lý giáo dục cấp trên) nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngồi nhà trường (các thực thể bên ngồi nhà trường, cộng đồng) nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.

Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ CBQL nhà trường. Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập - tự học tập của học trị và quản lý CSVC - thiết bị phục vụ dạy và học. Trong đĩ người CBQL phải trực tiếp và ưu tiên nhiều thời gian để quản lý hoạt động của lực lượng trực tiếp đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 http://lrc.tnu.edu.vn/

Như vậy, quản lý trường học chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đĩ là nhà trường.Vì thế, quản lý giáo dục vừa vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý cũng như của quản lý giáo dục, vừa cĩ nét đặc thù riêng.

Quản lý trường học phải là quản lý tồn diện nhằm hồn thiện và phát triển nhân cách thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành cơng hay thất bại của bất kỳ một sự cải tiến nào trong ngành giáo dục đều phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện đang tồn tại, phổ biến trong các nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện cĩ hiệu quả cơng tác giáo dục phải xem xét những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng việc thực hiện, cải tiến cơng tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tĩm lại, từ các định nghĩa trên về quản lý trường học mà các nhà nghiên cứu giáo dục đã nêu, ta cĩ thể thấy rằng: Quản lý trường học thực chất là hoạt động cĩ định hướng, cĩ kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 27)