Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ giáo viên mầm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 44 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ giáo viên mầm

mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đĩ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, cĩ vai trị quan trọng.

Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đơng đảo, phần lớn cĩ phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gĩp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cịn chưa đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://lrc.tnu.edu.vn/

tốt những yêu cầu đồi hỏi của xã hội. Số lượng giáo viên cịn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các mơn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên mơn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo cĩ những mặt chưa đáp ứng yêu cầu và ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Chế độ, chính sách cịn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này.

Tình hình trên địi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách tồn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hố, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thơng qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và cĩ hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” với 5 nhiệm vụ chủ yếu về cơng tác đào tạo bồi dưỡng, đổi mới cơng tác quản lý đội ngũ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

- Ngày 22/1/2008, Bộ GD&ĐT đã cĩ Quyết định số 02/2008/QĐ- BGDĐT về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Quy định được ban hành với mục đích: Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm; Giúp GVMN tự học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đĩ xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên mơn, nghiệp vụ; Làm cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo Quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://lrc.tnu.edu.vn/

chế đánh giá xếp loại GVMN và giáo viên phổ thơng cơng lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ cơng tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GVMN; Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN là bậc học đầu tiên cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền mĩng cho việc hình thành và phát triển của nhân cách con người. Nhận thức được tầm quan trọng của GDMN, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến cơng tác chăm sĩc và giáo dục trẻ. Các quan điểm và chính sách giáo dục trẻ em được thể hiện một cách nhất quán trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết TW2 (Khố VIII) và Nghị quyết Đại hội IX đã khẳng định “Phải chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ trong trường, lớp mầm trên mọi địa bàn dân cư…”[18]. Để GDMN thực hiện được nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới thì một vấn đề quan trong cần phải thực hiện là nâng cao chất lượng chăm sĩc giáo dục trẻ. Trên cơ sở đĩ, Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015", Điều 1 nêu rõ “Nâng cao chất lượng nuơi dưỡng, chăm sĩc, giáo dục trẻ trong các cơ sở Giáo dục Mầm non, phấn đấu để tỷ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển là 80% năm 2010 và 95% năm 2015…”, “Cải tiến cách theo dõi, đánh giá chất lượng phát triển của trẻ”[13].

Tiếp đĩ, cùng với việc thực hiện chương trình GDMN mới trên phạm vi tồn quốc, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 với những nội dung “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mầm non; Ban hành và hướng dẫn sử dụng Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”[14]; Nhận thức đúng các quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://lrc.tnu.edu.vn/

huyện Thanh Miện đã cĩ những giải pháp nhằm phát triển GDMN, phát triển về quy mơ trường, lớp và chất lượng chăm sĩc, giáo dục. GDMN Thanh Miện đang cĩ nhiều thuận lợi như: Điều kiện CSVC ngày càng được tăng cường; đội ngũ giáo viên được bổ sung, chuẩn hố về trình độ đào tạo; chế độ chính sách cho giáo viên được quan tâm và luơn cĩ sự điều chỉnh cho phù hợp, giúp giáo viên tâm huyết, gắn bĩ với nghề, khơng cịn tình trạng GVMN bỏ nghề, chuyển nghề như trước.

Kết luận chƣơng 1

Chương I chúng tơi đã tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Đánh giá giáo dục, đánh giá GVMN; Một số khái niệm cơ bản: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Những đổi mới của quản lý GDMN hiện nay; Những yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; Tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và quan điểm của Đảng, nhà nước về việc xây dựng đội ngũ. Tuy đã cĩ những cơng trình nghiên cứu về cơng tác đánh giá trong giáo dục nĩi chung và đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp nĩi riêng. Tuy nhiên, các cơng trình mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nội dung, đánh giá giáo viên theo chuẩn một cách khái quát, chưa cĩ cơng trình nào nghiên cứu về biện pháp quản lý quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghiệp ở các trường mầm non cụ thể. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực.

Bên cạnh đĩ, chúng tơi đi sâu tìm hiểu vai trị, nhiệm vụ của người

GVMN; tìm hiểu các khái niệm: Chuẩn, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, theo các bước, trình tự cần phải tuân theo khi tiến hành đánh giá. Qua nghiên cứu mục đích, mơ hình cấu trúc và tìm hiểu về nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN: Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm mà GVMN phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://lrc.tnu.edu.vn/

Việc ban hành chuẩn nghề nghiệp GVMN là một sự tiếp cận đối với lĩnh vực đổi mới tư duy trong quản lý giáo dục tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cùng với sự phát triển của thời đại. Chuẩn nghề nghiệp là cơ sở xác định đúng vị trí, vai trị, nhiệm vụ của người GVMN trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở để đánh giá giáo viên sau mỗi năm học; là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo và xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN. Chuẩn hĩa đội ngũ GVMN là quá trình phấn đấu để khắc phục sự khơng đồng đều của đội ngũ này về mọi mặt.

Nội dung chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương hiện nay trong chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Ở HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)