8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Khái niệm về quản lý trường mầm non
Điều 18 của Luật Giáo dục: “GDMN thực hiện việc nuơi dưỡng, chăm sĩc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi”[28]. Điều này đã khẳng định vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân, đĩ là khâu đầu tiên, đặt nền mĩng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Trường mầm non là nơi thực hiện mục tiêu GDMN. Quản lý trường mầm non là một khâu quan trọng của hệ thống quản lý ngành học. Chất lượng quản lý trường mầm non cĩ ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng chăm sĩc - giáo dục trẻ, gĩp phần tạo nên chất lượng quản lý của ngành. Vì thế, trường mầm non trở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://lrc.tnu.edu.vn/
Quản lý GDMN. Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành và phát triển của các cơ sở GDMN.
Quản lý GDMN là một bộ phận của Quản lý giáo dục, quản lý xã hội. Cũng như cơng tác Quản lý giáo dục nĩi chung, việc quản lý con người cũng là yếu tố trung tâm của cơng tác quản lý GDMN.
Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDMN, cơng tác Quản lý giáo dục cũng cĩ tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trường và với các trường mầm non của địa phương.
Như vậy, quản lý trường mầm non là quá trình tác động cĩ mục đích, cĩ kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sĩc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.