11
giữa các chủ thể là yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn (phụ lục 1-13 trường hợp được xác định có giao dịch liên kết). Đây chính là những điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể. Xét theo cơ sở này thì các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, về nguyên tắc, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch trong nước. Trên thực tế, chuyển giá thường được tập trung vào các giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia.
Giá cả mua bán được xác định không theo thị trường, mà dựa trên tính toán của các nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia.
Định giá chuyển giao (Price Transfering) là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá chuyển giao nội bộ của một công ty đa quốc gia (MNCs).
Các công ty thực hiện chuyển giá với nhau có mối quan hệ cộng sinh đặc biệt về quyền lợi tài chính và tổ chức.
Mục đích chuyển giá là tối thiểu hóa số thuế phải nộp của cả tập đoàn đóng ở các nước khác nhau, nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được.
Hành vi chuyển giá về cơ bản không vi phạm pháp luật của từng quốc gia, vì các công ty đa quốc gia tính toán kỹ, điều này khiến cho công tác kiểm soát chuyển giá của từng quốc gia gặp khó khăn. Ông Margaret Hodge (chủ tịch Ủy ban kiểm toán công Quốc hội Anh) cho rằng: “Chúng tôi không buộc tội các tập đoàn đa quốc gia vi phạm pháp luật. Chúng tôi tố cáo họ vô đạo đức"3
1.1.2. Vì sao có hiện tượng chuyển giá?
1.1.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Hành vi chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, họ hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn, chính nguyên nhân này khiến cho đa số hành vi chuyển giá của các công ty liên kết “ hợp pháp”, gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát chuyển giá.
Toàn cầu hóa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, gây sức ép đến các nước phải mở cửa nền kinh tế để dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư được tự do lưu thông. Điều này tạo thuận lợi cho công ty đa quốc gia mở rộng sản xuất kinh doanh theo hình thức thành lập công ty con ở nước ngoài. Đây là điều kiện quan trọng để các MNCs thực hiện “chuyển giá”.
3http://www.independent.co.uk/news/people/profiles/margaret-hodge-companies-have-to-pay-their-share-tax-is-a-moral-issue- moral-issue-
12
Tồn tại sự khác biệt về chính sách thuế của các quốc gia dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội và chiến lược thu hút FDI của các nước (Phụ lục 2- Các mức thuế của các nước trên thế giới). Vì vậy, chênh lệch mức độ điều tiết thuế giữa các quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra và dựa vào đặc điểm này mà các công ty đa quốc gia xây dựng chiến lược “chuyển giá”.
Tồn tại nhiều thiên đường thuế trên thế giới: nơi mà thủ tục thành lập công ty dễ dàng; mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hoặc bằng 0; cam kết giữ bí mật thương mại… để tăng cường thu hút các doanh nghiệp FDI đến đăng ký lập công ty, chuyển lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trên toàn cầu về nơi có thuế suất thấp để giảm nghĩa vụ đóng thuế.
Cơ chế hạch toán kế toán và kiểm toán ở các nước có những điểm khác biệt cũng là chỗ hở để cho hoạt động “chuyển giá” phát triển.
Sự không chuyển đổi được hoặc chuyển đổi khó khăn của đồng tiền khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài, thêm vào đó lạm phát, chính sách tài chính và thuế bất ổn… đã kích thích các công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài tìm mọi cách chuyển lợi nhuận về nước, trong đó có cách thực hiện “chuyển giá” trong kinh doanh.
Ở nhiều nước, khu vực lãnh thổ và nhiều tổ chức quốc tế có cơ chế bảo vệ bí mật thông tin về tài sản cho các doanh nghiệp và cá nhân.Ví dụ, Hiệp định TRIPs của WTO bảo hộ: ”Bí mật thông tin thương mại”, buộc 159 nước thành viên của tổ chức này phải tuân thủ nghiêm túc. Cho nên, việc khai thác thông tin để kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng chuyển giá của các công ty quốc tế không dễ dàng.
Một số nước, trong đó có Việt Nam từ năm 2003 về trước, duy trì thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế bình quân là 5%, khiến các công ty đa quốc gia tìm mọi cách “né” loại thuế này, trong đó có phương thức “chuyển giá” khi giao dịch với công ty mẹ.
Kiểm soát hoạt động “chuyển giá” rất khó, vì hoạt động của các công ty quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát của một quốc gia. Trong khi đó, sự phối hợp giữa cơ quan Chính phủ của các nước chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia có điều kiện phát triển.
13
Hộp 1: Minh họa về “thiên đường thuế” trên thế giới