Nghiên cứu gồm 145 trang, 34 bảng số liệu, 34 biểu đồ, 5 phụ lục, chia làm 4 chương:
Chương 1: Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trong hoạt động FDI.
Chương 2: Nghiên cứu hiện tượng kiểm soát chuyển giá của các nước và bài học cho Việt Nam
Chương 3: Phân tích thực trạng kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM
10
CHƯƠNG 1: CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG FDI ĐỘNG FDI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về chuyển giá trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Cho đến nay có khá nhiều khái niệm về chuyển giá được nêu ra trong các nghiên cứu trước đây, có thể nêu điển hình như sau:
Khái niệm 1: Chuyển giá (transfer price) là một hành vi chủ ý thông đồng giữa các công ty trong cùng tập đoàn để thỏa thuận giá cả không dựa trên giá thị trường, nhằm chuyển lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác ở các nước khác nhau nhằm tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn. Cơ sở thiết lập giá giao dịch như vậy xuất phát từ quyền tự do kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp liên kết có quyền quyết định giá giao dịch mà họ cho là phù hợp (Garry, 2012).
Khái niệm 2: Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn (KPMG, 2012).
Khái niệm 3: Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất (E. Baistrocchi, 2007).
Khái niệm 4 :Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết trên toàn cầu2.
Cần phân biệt trường hợp chuyển giá với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế: đối với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng các bên giao dịch vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó, nếu giao dịch chuyển giá, giá cả trong giao dịch chính là giá thoả thuận nên các bên sẽ không phải thực hiện việc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá giao dịch nội bộ và giá thị trường.
Đặc điểm của chuyển giá: d được định nghĩa như thế nào thì hoạt động chuyển giá cũng có những đặc điểm cơ bản sau:
Chuyển giá chỉ xảy ra ở các công ty có các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể trong nhóm liên kết (các bên liên kết). Cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết