- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản
b. Trường hợp công ty may B Công ty TNH HB được thành lập vào 31/10/2002, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Thái Lan), thời gian hoạt động là 50 năm theo giấy phép đầu
100% vốn đầu tư nước ngoài (Thái Lan), thời gian hoạt động là 50 năm theo giấy phép đầu tư do Ban quản lý khu công nghiệp & khu chế xuất TP.HCM cấp. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công hàng thêu. Trong quá trình hoạt động, công ty B có giao dịch với công ty chủ đầu tư là công ty Emroidery (1999) Co. Ltd thông qua các hoạt động mua tài sản cố định, vay và trả lãi vay. Như đã trình bày ở phần trên, công ty B là một trong ba công ty có tình trạng lỗ lũy kế vượt số vốn điều lệ đăng ký. Bên cạnh đó, theo nhận xét của cơ quan kiểm toán Phương Đông năm 2011, số vốn chủ sở hữu thực góp với số tiền là 571.635,88 USD vượt số vốn điều lệ (540.000 USD) dăng ký trong giấy chứng nhận đầu tư là 31.635,88 USD nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo báo cáo tài chính thì doanh thu của công ty trong ba năm 2009-2011 chủ yếu là từ đặt hàng gia công nội địa, công ty không có doanh thu từ các hình thức tự tổ chức sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Gia công là hình thức kinh doanh ít rủi ro nhất, đem lại lợi nhuận định kỳ, tuy nhiên, công ty lại liên tục báo lỗ. Trong khi đó, tốc độ tăng doanh thu trung bình của công ty B qua các năm lớn, hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thuần trung bình của các doanh nghiệp dệt may khảo sát.
Bảng 3.19. Tốc độ tăng doanh thu và tăng tổng chi phí của công ty B
Chỉ tiêu 2009 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Tốc độ tăng trưởng BQ 2009-2010
Tốc độ tăng doanh thu thuần (%) 100,0 259,31 103,96 16,10 Tốc độ tăng chi phí (%) 100,0 207,45 107,15 14,40
85
Năm 2010, Tốc độ tăng doanh thu của công ty lớn hơn rất nhiều so với tốc tăng doanh thu trung bình ngày (tăng 159,31% so với tốc độ tăng trung bình ngành 25,53%), tốc độ tăng chi phí lại nhỏ hơn tốc độ tăng của trung bình ngành, gia tăng lợi nhuận và doanh nghiệp có lời. Tuy nhiên, sau một năm kinh doanh có lãi (theo báo cáo tài chính năm 2009, thì doanh nghiệp lỗ liên tiếp trong các năm 2005, 2006, 2007, 2009 và chỉ có lãi vào năm 2008), công ty lại tiếp tục báo lỗ vào năm 2011, lợi nhuận biên nhỏ hơn rất nhiều lần so với trung bình ngành (-16,67 so với -3,73). Tức là, để có được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp bị lỗ đến 16,67 đồng.
Bảng 3.20. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của công ty B, ĐVT: % Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận gộp/doanh thu) 7,78 27,63 7,33 Lợi nhuận hoạt động/ doanh thu -42,35 14,06 -12,17 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh -31,44 2,77 -13,09 Lợi nhuận ròng/doanh thu -42,43 11,06 -16,57
Nguồn: các tác giả tính từ báo cáo tài chính công ty B
Tuy hoạt động thua lỗ qua các năm, công ty B lại nằm trong tình trạng khả năng trả nợ kém (nợ thanh toán ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn 45,8 tỷ và tổng nợ vượt quá tổng tài sản 34,1 tỷ vào năm 2011), nhưng công ty chủ đầu tư vẫn tiếp tục tăng vốn điều lệ, bán tài sản cố định và cho vay đối với công ty con tại Việt Nam.
Bảng 3.21. Nghiệp vụ giữa công ty B và công ty liên kết chủ đầu tư
ĐVT: 1000 VNĐ
Năm Nội dung nghiệp vụ giao dich
2009 2010 2011
Mua tài sản 22.563.480 4.784.352 360.815 Vay ngắn hạn từ công ty TNHH Embroidery 12.020.470 14.347.048 15.783.874 Lãi vay phải trả cho công ty Embroidery 1.936.844 2.685.529 3.544.851 Lãi suất ước tính (%) 16,11 18,72 22,46
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính công ty B
Qua bảng 3.22 ta có thể thấy lãi suất của công ty mẹ Embroidery quy đồng VN cho công ty B vay là rất cao, cao hơn hẳn lãi suất cho vay tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, doanh nghiệp không có dấu hiệu thu hẹp kinh doanh, lại tiếp tục mua tài sản từ công ty mẹ, mở rộng quy mô sản xuất. Trên đây là những dấu hiệu bất thường về tình hình kinh doanh của công ty B. Tuy nhiên, cần tiến hành kiểm tra các tài liệu, cũng như xác định giá giao dịch để
86
kết luận về tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp này. Ngoài ra, sự gia tăng vốn điều lệ mà công ty B tăng chưa được phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
3.2.3. Nghi vấn chuyển giá điển hình tại công ty trách nhiệm HH Coca cola Việt Nam
Cục Thuế TP.HCM cho biết từ khi thành lập (tháng 2.1994) đến nay chưa năm nào công ty Coca Cola Việt Nam có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm. Lỗ lũy kế đến tháng 12/2011 là 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng, bình quân mỗi năm lỗ hơn 100 tỷ đồng, có năm mức lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu.Tuy thua lỗ nặng nhưng Coca- Cola vẫn có kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Chuyên gia ngành thuế cho rằng, doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ do chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn (trong khi đó so sánh với các công ty Coca cola ở nước khác tỷ lệ này thấp hơn nhiều - bảng 3.23). Năm 2010, chi phí nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng với doanh thu 2.329 tỉ đồng.
Biểu đồ 3.4. Doanh thu và lỗ của Công ty Coca Cola Việt Nam 2004-2010
Nguồn: Số liệu của Cục thuế TP.HCM cung cấp.
Thật vậy qua bảng 3.23 sau đây ta thấy tỷ trọng giá trị nguyên liệu trong giá thành sản phẩm của công ty Coca cola Việt Nam đã từ lâu bất hợp lý so với Coca Cola các nước khác.
Bảng 3.22: So sánh tổng hợp giữa ba công ty con của Coca Cola tại ba quốc gia (%) Năm Coca Cola Enterprises (Úc) Coca Cola Amati (Canada) Coca Cola Chương Dương
NVL/DTT NVL/ GVHB GVHB GVHB/DTT NVL/DTT NVL/ GVHB GVHB/DTT NVL/DTT NVL/ GVHB GVHB/DTT 1996 20.20 32.67 61.81 15.49 25.01 59.80 66.82 1997 22.16 35.23 62.92 17.87 31.68 56.41 52.42 81.00 74.80 1998 23.11 36.94 12.55 20.00 34.84 57.38 70.00 86.87 89.13
87
Nguồn Cục thuế TP. Hồ Chí Minh
(DDT: doanh thu thuần; GVHB: giá vốn hàng bán; DT: doanh thu, NVL: nguyên vật liệu)
Xem xét bảng phân tích, chúng ta có thể thấy được là tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá bán của công ty Coca Cola Enterpises (Úc) and Coca Cola Amati (Canada) chỉ chiếm từ 31% đến 37%. Trong khi tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán tại Coca Cola Chương Dương luôn luôn lớn hơn 80% trong cả hai năm 1997 và 1998. Sự khác biệt quá lớn về tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong cùng một ngành sản xuất nước giải khát phần nào khẳng định là có hành vi chuyển giá trong các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ. Thời điểm năm 2011 nếu so sánh với doanh nghiệp nước giải khát qui mô nhỏ c ng ngành nghề của Việt Nam là Chương Dương – với chỉ hai sản phẩm là soda chai và nước xá xị, doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số thuế nộp cho ngân sách lên đến 7,5 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chuyển về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu. Đến nay, Coca Cola Việt Nam đã “âm” vốn chủ sở hữu đến 818 tỉ đồng, nhưng nghịch lý ở chỗ d thua lỗ, công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất, dự kiến Coca Cola rót thêm 300 triệu USD với mục tiêu tăng doanh thu gấp đôi ở thị trường Việt Nam vào năm 2020. Dấu hiệu là bất thường, nhưng việc đấu tranh để các doanh nghiệp này thừa nhận chuyển giá không phải đơn giản. Bởi khi thực hiện việc chuyển giá, Coca cola Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, hợp đồng có giá trị pháp lý quốc tế. Còn Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh thiếu dữ liệu đối chứng giá nguyên liệu mua bán của công ty Coca Cola mẹ với các công ty liên kết ở các thị trường khác, Cục thuế Tp.HCM cũng chưa được tiếp xúc với các cơ quan thuế nước ngoài như Hoa Kỳ, Singapore… để làm rõ sự việc. Cho đến nay, Cục thuế TP.HCM mới chỉ có động thái là báo cáo lên cấp trên và cung cấp thông tin cho giới truyền thông, việc này có thể ảnh hưởng hạn chế đến môi trường đầu tư thành phố, khi chưa đấu tranh bằng phương pháp chính xác và khoa học làm sao cho Coca Cola Việt Nam phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
3.2.4. Kết quả khảo sát về tình hình chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát (mẫu phiếu ở phụ lục 3) đến 164 người am TP. HCM. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát (mẫu phiếu ở phụ lục 3) đến 164 người am hiểu về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết với nước ngoài, kết quả khảo sát được xử lý theo phần mềm SPSS 20.0 và d ng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá.
88
Biểu đồ 3.5