b. Phương pháp xác định lợi nhuận bao gồm:
1.2.3.5. Nhận xét về phương pháp APA Ưu điểm
Ưu điểm
Giúp tiết kiệm thời gian, sức lực, tiền bạc của doanh nghiệp cũng như của cơ quan thuế. Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh giao dịch nội bộ của mình mà không bị điều tra chuyển giá, từ đó, các cơ quan thuế dễ dàng tiếp nhận, xử lý thông tin, làm đơn giản hóa quy trình kiểm soát chuyển giá.
Người nộp thuế chủ động với khoản tiền thuế phải nộp bằng cách tăng cường khả năng dự đoán của việc xử lý thuế trong các giao dịch quốc tế; đối với trường hợp thỏa thuận song phương/đa phương (Bilateral/Multilateral APA) có thể tránh hiện tượng trùng thuế; giảm được chi phí kiểm toán bởi vì khác với phương pháp xác định giá truyền thống là kiểm tra các giao dịch đã thực hiện xong thì ở APA là một thỏa thuận giữa các bên; APA có thể làm giảm các chi phí tuân thủ, doanh nghiệp sẽ chuyên tâm vào việc kinh doanh hơn.
Đối với cơ quan thuế: khi áp dụng APA, cơ quan thuế có thể xác định chắc chắn số thuế phải thu vì những thông tin liên quan đã được công khai, minh bạch, góp phần hạn chế hiện tượng chuyển giá.
Hạn chế khả năng tiêu tốn chi phí và thời gian vào việc thanh tra, kiểm tra các vấn đề chuyển giá và giảm khả năng tranh chấp tốn kém và lâu dài.
Đặt hoạt động của doanh nghiệp vào vị thế tốt hơn để dự báo chi phí bao gồm nghĩa vụ thuế.
Giảm gánh nặng ghi chép, lưu giữ tài liệu vì doanh nghiệp đã biết trước những tài liệu cần thiết lưu giữ liên quan đến phương pháp định giá chuyển giao.
37
Hạn chế khi áp dụng phương pháp APA
thường chỉ áp dụng đối với những công ty lớn.
Việc đưa nhiều nước cùng tham gia vào thỏa thuận APA là khó, nhất là khi có sự tham gia của những quốc gia mà mức thuế rất thấp hoặc không đánh thuế nhập khẩu.
Độ bảo mật thông tin thương mại thấp vì thỏa thuận APA không bao gồm điều khoản về bảo mật thông tin thương mại cho doanh nghiệp, trong khi đó để đạt được thỏa thuận APA doanh nghiệp buộc phải cung cấp nhiều thông tin có liên quan tới chi phí, giá mua, bán, lợi nhuận…. cho các cơ quan thuế của các bên. Do đó có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp thực hiện APA.
Thỏa thuận APA không làm cho doanh nghiệp tránh được việc kiểm toán liên quan đến các vấn đề tài chính khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của APA.
Đám phán APA đòi hỏi cao về trình độ nguồn nhân lực của các bên tham gia, cho nên ở các nước có nhân viên thuế có trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán quốc tế không cao, tiếng Anh yếu, năng lực đàm phán kém khó có thể áp dụng APA.
Chi phí tiền bạc và thời gian để xây dựng một APA là khá lớn (xem biểu đồ 1.2), nhưng thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận APA ngắn chỉ 3-5 năm.
Biểu đồ 1.2. Thời gian bình quân đàm phán APA của các nước trên thế giới (tháng/đàm phán)
Nguồn:Announcement and report concerning advance Pricing Agreements March 25,2013
Đàm phán đơn phương Đàm phán đa phương
38
Kết luận chương 1
“Chuyển giá” là hoạt động định giá sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính chủ quan của các tập đoàn đa quốc gia, nhằm chuyển giao giữa các công ty trong cùng tập đoàn với mục đích tối thiểu hóa số thuế phải nộp, tối đa hóa lợi nhuận thu được mà hiện trạng kinh doanh không thay đổi. Cách thức chuyển giá rất đa dạng, có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình đầu tư và kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia. Hiện tượng chuyển giá đều có vai trò tích cực và tác động hạn chế đối với các bên có liên quan: MNCs, nước xuất khẩu vốn, nước tiếp nhận vốn FDI. Tuy nhiên, đứng trên giác độ quản lý vĩ mô, hiện tượng chuyển giá gây tác hại lớn hơn so với mặt lợi ích, khiến Nhà nước thất thu lớn, làm cho môi trường kinh doanh thiếu sự bình đẳng, doanh nghiệp chân chính bị chèn ép cho nên các nước tăng cường áp dụng nhiều phương pháp để kiểm soát chuyển giá, một trong những phương pháp mà OECD khuyến cáo nên áp dụng đó là cơ chế thỏa thuận định giá trước (APA). Việt Nam đã có qui định mô tả, hướng dẫn áp dụng APA, nhưng cho đến nay chưa có trường hợp APA nào chính thức được ký kết áp dụng. Cho nên, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để đúc kết bài học kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
39