- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản
a. Trường hợp Công ty TNH HA (Việt Nam): là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam trong thời gian 50 năm theo Giấy phép đầu tư số
ngoài được thành lập tại Việt Nam trong thời gian 50 năm theo Giấy phép đầu tư số 41/GPĐT vào ngày 18.3.1995 do Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM cấp. Chủ đầu tư là công ty A Limited (16%) và B Co. LTD. (84%), là công ty được thành lập tại Nhật Bản. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc (dệt-dệt kim-hoàn tất-cắt may); dịch vụ cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp
82
trong khu chế xuất Tân Thuận từ các nguồn trong nước và nước ngoài để phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp này; mua hàng hóa ở nước ngoài để bán lại tại nước thứ ba; thu mua, bảo quản, gia công tái chế, đóng gói các sản phẩm trong nước và nước ngoài.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch liên kết với công ty chủ đầu tư là A Limited và B Co.Ltd và các công ty cùng tập đoàn khác là Thai A Co. Ltd., Shanghai A New Packing, A International Hong Kong Ltd, Chonbang A Co, Ltd, A Shanghai International Trading, Tohoku A Co., Ltd, A International Pte. Ltd., A Butsuryu Kabushikigaisha. Các nghiệp vụ với bên liên quan chủ yếu là bán hàng, mua hàng, thanh lý tài sản cố định, vay, vận chuyển hàng hóa, các khoản phải trả và phải thu khác.
Bảng 3.15. Tình hình bán hàng của công ty A với các bên liên kết 2009-2011
2009 2010 2011
Doanh thu bán hàng cho bên liên
kết (1.000 VNĐ) 219.381.830 259.480.988 393.915.319 Doanh thu thuần (1.000 VNĐ) 235.500.419 274.798.510 413.373.774 Tỷ lệ DT bán hàng cho bên liên kết
và DT thuần (%) 93,16 94,43 95,29
Chi phí mua NVL, máy móc thiết bị
từ bên liên kết (1.000 VNĐ) 13.218.749 18.883.798 26.473.866 CP giá vốn hàng bán (1.000VNĐ) 222.325.661 273.870.084 439.452.825 Tỷ lệ chi phí bán hàng cho bên liên
kết/chi phí giá vốn hàng bán (%) 5,95 6,90 6,02
Nguồn: Tác giả tính toán số liệu từ BCTC công ty A
Nhận xét:
Các bên liên kết là đối tác chính trong các hoạt động bán hàng của công ty A, chiếm đến hơn 93% trên doanh thu bán hàng. C ng với việc tăng doanh thu thuần, thì doanh thu bán hàng của công ty A cho các bên liên quan cũng tăng qua các năm, do đó tỷ lệ bán hàng cho bên liên kết trên doanh thu thuần cũng tăng.
Giao dịch cũng diễn ra song song hai chiều, các bên đối tác liên kết cũng cung cấp hàng hóa cho công ty A nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất, chiếm trung bình khoảng 6% tổng chi phí giá vốn hàng bán, từ các hoạt động mua nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị.
Ngược lại với việc tăng doanh thu, trừ năm 2009, hai năm 2010 và 2011 thì doanh nghiệp đều báo lỗ.
Bảng 3.16. Tình hình tài chính công ty A 2009-2011, ĐVT: %
Chỉ tiêu tài chính 2009 2010 2011
Lợi nhuận gộp/doanh thu 5,59 0,34 -6,31 EBIT/ Doanh thu 1,29 -3,49 -9,35
83
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh 1,01 -3,97 -9,64 Lợi nhuận ròng/doanh thu 1,04 -3,53 -9,42
Nguồn: Tính toán số liệu từ báo cáo tài chính của công ty A
Nhận xét:
Là một công ty sản xuất các mặt hàng may mặt và hoạt động thương mại, nhưng tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty lại chiếm tỷ lệ rất cao.
Bảng 3.17. Tỷ lệ chi phí sản xuất so với doanh thu của công ty A 2009-2011
ĐVT: %
2009 2010 2011
Giá vốn hàng bán 94,41 99,66 106,31 Chi phí bán hàng 0,74 0,78 0,33 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,85 3,53 3,01 Chi phí tài chính 0,70 0,55 0,46
Nguồn: Các tác giả tính từ dữ liệu trên báo cáo tài chính của công ty A
Từ kết quả tính toán, ta có thể thấy được chi phí giá vốn hàng bán của công ty A là quá cao, cao hơn hẳn các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam trong ngành may đang hoạt động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất của Tp.HCM. Trong khi, trung bình của giá vốn hàng bán trên doanh thu của các doanh nghiệp có xu hướng giảm (lần lượt qua các năm là 88,79%, 87,76%, 86,61% - xem bảng 2.5 & 2.6) thì tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty A lại có xu hướng tăng, đến năm 2011 thì giá vốn hàng bán đã vượt qua doanh thu.
Kinh doanh thua lỗ, đang nằm trong tình trạng có nguy cơ phá sản cao (hệ số nguy cơ phá sản Z’’=-0,79 <1,1) nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tư (thông qua việc tăng đầu tư mua máy móc thiết bị đã trình bày ở bảng 2.9), vay nợ từ ngân hàng và các bên liên kết.
Bảng 3.18: Tình hình vay nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty may A 2009-2011
Vay và nợ ngắn hạn 2009 2010 2011
Vay ngắn hạn từ ngân hàng Mizuho Corporate Bank,Ltd-Chi nhánh TP.HCM (VNĐ)
5.282.028.000 49.989.964.852 Vay ngắn hạn từ Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Vay ngắn hạn từ Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ
Ltd.-Chi nhánh TP.HCM
695.000 USD 14.190.678.756
Vay ngắn hạn từ A International Hong Kong.Ltd 10.414.000.000 Khoản vay 1 (lãi suất 0.94%/tháng) 935.000 USD
Khoản vay 2 (lãi suất 0.94%) 410.000 USD Nợ dài hạn đến hạn phải trả 25.463.540.000
Tổng cộng 30.745.568.000 68.594.643.608
84
Vay dài hạn từ A International Hong Kong Ltd. 29.249.940.000 32.179.260.000
Đến hạn trả 25.463.540.000
Chưa đến hạn trả 3.786.400.000
Khoản vay 1 * 410.000 USD 19.474.180.000
Khoản vay2 * 935.000 USD 8.539.480.000
Khoản vay 3 * 200.000 USD 4.165.600.000
Tổng chi phí lãi vay phải trả cho bên liên kết 48.907.166 287.747.678 335.323.584
Nguồn: Tính toán và thống kê số liệu từ BCTC công ty A.*(lãi suất thả nổi:0,66 - 1,16%/tháng)
Việc bán hàng giá thấp hơn chi phí cho các công ty liên kết, hoặc vay vốn và trả lãi cao cho các công ty liên kết ở nước ngoài, khiến cho công ty A ở Việt Nam thua lỗ, trong nhiều năm không đóng thuế tại Việt Nam. Thực chất công ty A đã chuyển lợi nhuận cho các công ty thành viên ở nước ngoài thông qua các hoạt động giao dịch thương mại và tài chính của mình với các công ty thành viên liên kết.