Giai đoạn 2005 đến nay: Giai đoạn bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 111)

- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản

Chuyển giá thông qua thuê chuyên gia nước ngoài và trả lương cao

3.3.1.3. Giai đoạn 2005 đến nay: Giai đoạn bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giá

quan đến quản lý hoạt động chuyển giá

Đặc điểm của giai đoạn này là,

 Năm 2005, ban hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư áp dụng chung cho các khu vực kinh tế.

96

 Các văn bản pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá áp dụng chung cho khu vực kinh tế trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Các văn bản pháp lý quan trọng có liên quan đến kiểm soát hoạt động chuyển giá là:

 Thông tư 117/2005/TT-BTC ban hành ngày 29/12/2005 là văn bản hướng dẫn khá chi tiết về giá thị trường các bên được coi là "có quan hệ liên kết". Bổ sung các nguyên tắc, phân tích so sánh và loại trừ khác biệt, xác định rõ các yêu cầu về hồ sơ để xác định giá thị trường, kê khai và xử lý vi phạm của các bên có quan hệ liên kết. Xây dựng 05 phương pháp xác định giá thị trường (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Tuy vậy, thông tư 117/2005/TT-BTC chưa quy định quy trình điều tra hoạt động chuyển giá, khiến các cục thuế địa phương áp dụng không thống nhất, gây phản ứng của các nhà đầu tư.

 Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/04/2010 có hiệu lực từ ngày 6/06/2010 hướng dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư 66/2010/TT-BTC thay thế thông tư 177, quy định tương đối đầy đủ các tiêu chí định tính, định lượng để xác định các giao dịch liên kết, giao dịch độc lập. Qui định rõ khác biệt trọng yếu, sử dụng biên độ giá thị trường, hướng dẫn kê khai thông tin giao dịch liên kết cụ thể hơn như: quốc gia xuất xứ, địa chỉ mã số thuế của các bên liên kết. Vẫn áp dụng 05 phương pháp xác định giá thị trường. Các phương pháp này áp dụng với từng loại giao dịch được thực hiện tương ứng với từng đối tượng liên kết.

Điểm lưu ý: Các quy định ở thông tư 117 và 66 chủ yếu dựa trên hướng dẫn về định giá chuyển giao của OECD. Tuy nhiên, hướng dẫn có điểm khác so với OECD như sau:

 Hướng dẫn của OECD chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch xuyên quốc gia. Thông tư 117 và 66 được áp dụng cho các doanh nghiệp có giao dịch liên kết xuyên quốc gia và cả giao dịch liên kết trong nước.

 Hai thông tư vẫn chưa đề cập đến cơ chế “Thoả thuận giá trước - APA”.

− Công văn số 9052/VPCP-KTTH ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện thỏa thuận xác định giá trước (APA). Theo đề nghị của Bộ Tài chính thống nhất đề xuất việc thí điểm áp dụng APA đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam (SEV), đảm bảo ph hợp với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký giữa Việt Nam và Hàn Quốc và thông lệ quốc tế.

− Quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Chương trình hành động kiểm soát hoạt

97

động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 tập trung vào 09 nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể để kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế hoạt động chuyển giá nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam của các doanh nghiệp có mối liên hệ liên kết; Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao trong quản lý giá chuyển nhượng và danh mục giá giao dịch trên thị trường của một số hàng hoá chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá c ng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở chung cho các Cục Thuế sử dụng, phân tích rủi ro trong công tác quản lý giá chuyển nhượng; xử lý thông tin thu thập phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Thứ ba, thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam thực hiện; kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của ngành thuế trong thời gian vừa qua. Thứ tư, xây dựng tài liệu đào tạo về quản lý giá chuyển nhượng trên cơ sở thu thập, tìm kiếm kinh nghiệm quốc tế và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý; soạn thảo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Thứ năm, đào tạo, trang bị kiến thức chuyên môn sâu, rộng cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý giá chuyển nhượng để có khả năng đảm đương nhiệm vụ khó khăn này trong tương lai. Thứ sáu, tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp tại cơ quan thuế các cấp, đảm bảo việc lập kế hoạch thanh tra và cũng như thực hiện thanh tra thực tế đối với hoạt động chuyển giá chiếm ít nhất 20% số cuộc thanh tra trong 01 năm. Thứ bảy, xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về tăng cường năng lực quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng các cơ chế xác định giá trị tài sản cố định và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; nghiên cứu các giải pháp quản lý đối với hoạt động chuyển giá đã được các nước áp dụng hiệu quả. Thứ tám, xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về giá chuyển nhượng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp, cán bộ thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Thứ chín, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nhằm nhận diện, đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng chuyển giá để tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ liên kết và chống thất thu ngân sách Nhà nước.

98

 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế của Quốc hội. Luật này đề cập đến 2 vấn đề quan trọng có liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giá là: “Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế” và “Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế”. Cụ thể:

− Điều 1, khoản 1 của Luật số 21/2012/QH13: Bổ sung vào khoản 4 Điều 4 của Luật quản lý thuế như sau: Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:

 Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;

 Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

+ Tại điểm d, khoản 2, điều 10, luật Giá số : 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc Hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, qui năm 2012 của Quốc Hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, qui định : Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là “Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

Do đó, về phạm vi áp dụng theo điều 2 của Thông tư 66/2010/TT-BTC : “Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”, không còn hiệu lực áp dụng và cần thiết phải thay đổi nội dung này.

+ Điều 1 khoản 11 của Luật số 21/2012/QH13, quy định: thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, v ng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

99

 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế: một số nội dung liên quan đến việc quản lý tình trạng chuyển giá như:

− Điều 4. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, bao gồm 02 khoản: khoản 1: áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế; khoản 2: áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan hải quan trong quản lý thuế.

− Điều 5 khoản 6 của Nghị định quy định: thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây viết tắt là APA)

− Bổ sung Điều 36: thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), quy định về: đối tượng áp dụng APA; các nội dung cơ bản của APA − Điều 34, ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp,

quy định một số trường hợp ấn định liên quan đến hoạt động chuyển giá. − Điều 35, căn cứ ấn định thuế. Căn cứ thông tin để cơ quan quản lý thuế ấn

định thuế là “thông tin về các giao dịch kinh tế giữa người nộp thuế với tổ chức, cá nhân có liên quan;”( điều 35 khoản 1 điểm b).

 Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế: Dự thảo thông tư hướng dẫn về APA được chia thành 5 Chương và 27 điều, cụ thể: Chương I - “Quy định chung” bao gồm 5 điều, quy định về đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng, nguyên tắc áp dụng, giải thích từ ngữ và thẩm quyền giải quyết hồ sơ APA; Chương II – “Trình tự, thủ tục và nội dung APA” bao gồm 10 điều, quy định về: Trình tự, thủ tục giải quyết một hồ sơ APA; Lựa chọn hình thức APA, chuyển đổi hình thức APA; lựa chọn dữ liệu thông tin để so sánh; việc tham gia của chuyên gia độc lập; việc rút đơn và dừng đàm phán APA; Chương III – “Quản lý, giám sát tuân thủ và một số quy định khác” bao gồm 6 Điều, quy định về phí giải quyết hồ sơ APA; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong quá trình thực hiện APA; quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế; bảo mật thông tin của người nộp thuế; điều chỉnh thu nhập chịu thuế khi thực hiện APA; trách nhiệm pháp lý của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin; Chương IV – “Hiệu lực APA” bao gồm 4 điều, quy định về: hiệu lực thi hành của APA; các vấn đề liên quan đến gia hạn, sửa đổi APA, hủy bỏ và thu hồi APA; Chương V – “Tổ chức thực hiện” bao gồm 2 điều, quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế khi thực hiện APA và hiệu lực thi hành của thông tư.

Đánh giá hành lang pháp lý phục vụ cho công tác kiểm soát chuyển giá: Ưu điểm:

100

− Cơ quan có thẩm quyền Nhà nước, Chính phủ trong những năm gần đây sửa đổi ban hành nhiều văn bản mang tính pháp lý phục vụ cho công tác kiểm soát, ngăn ngừa hoạt động chống chuyển giá của các công ty đa quốc gia. − Các văn bản pháp lý phục vụ cho công tác quản lý thuế luôn được hoàn thiện,

các qui định mới đã được bổ sung, cập nhật như: khác biệt cơ bản trong so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập đã được lượng hóa; xác định giá trị tính thuế đã được quy định riêng đối với trường hợp mua và trường hợp bán; mẫu biểu kê khai thông tin giao dịch liên kết được quy định cụ thể, rõ ràng, thuận tiện hơn trong kê khai thuế.

− Từ cuối năm 2012 văn bản luật đã chứa đựng các điều khoản phục vụ cho công tác quản lý hoạt động chuyển giá, tháng 7/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định về thuế, trong đó có nhiều điều khoản liên quan đến công tác quản lý hoạt động chuyển giá (thay vì trước thời điểm này Nhà nước chỉ quản lý hoạt động chuyển giá bằng các thông tư do bộ tài chính ban hành tính pháp lý có nhiều hạn chế)

− Các văn bản pháp lý hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được phần nào yêu cầu công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI, đảm bảo công tác quản lý thuế ph hợp với các quy định quốc tế vì việc xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết được dựa trên hướng dẫn của OECD, có tính đến thực tiễn quản lý thuế ở Việt Nam.

Hạn chế:

− Chưa có Luật và Nghị định ban hành riêng về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá, mà các nội dung về vấn đề này mới chỉ nằm rải rác trong các luật về thuế. − Nhóm nghiên cứu cho rằng, hành lang pháp lý hiện nay chưa đủ mạnh vì điều

chỉnh hoạt động kiểm soát hoạt động chuyển giá mới chỉ dừng lại ở các thông tư do Bộ Tài chính ban hành, giá trị pháp lý không cao, chưa bao quát hết các trường hợp chuyển giá.

− Chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ trường hợp nào cần phải tập trung xem xét hiện tượng chuyển giá, khiến cho việc kiểm tra, thanh tra còn tràn lan, tác động hạn chế đến môi trường đầu tư, có thời điểm gây phản ứng trong cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

− Các văn bản mang tính pháp lý ở Việt Nam hiện nay chưa đề cập đến mối quan hệ giữa trị giá hải quan và giá giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Giá xuất nhập khẩu hiện nay về cơ bản do doanh nghiệp nhập khẩu tự kê khai và tự chịu tránh nhiệm về tính trung thực trong kê khai giá để tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trị giá hải quan cho phép cơ quan quản lý Nhà

101

nước xác định lại giá xuất khẩu, nhập khẩu ph hợp với giá thị trường để tính thuế. Như phân tích ở trên cho thấy hiện tượng các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, bán xuất khẩu với giá thấp trong giao dịch thương mại với các bên liên kết... khá phổ biến nhưng chưa có văn bản pháp lý nào nêu rõ trong trường hợp này cơ quan thuế xử lý ra sao khi xác định giá giao dịch.

− Luật kế toán Việt Nam ban hành năm 2003, nhiều nội dung đã lạc hậu, theo các chuyên gia ngành kế toán khoảng 25 % nội dung của luật này không ph

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)