- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản
3 Công ty Sài Gò n Vewong
TPHCM 4.972.072 4.612.640 359.433 7,22
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám định của SGS năm 1993)
3.2.1.2. Các nghi vấn chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ở giai đoạn triển khai kinh doanh kinh doanh
Dựa vào hướng dẫn của tổ chức OECD về dấu hiệu nghi vấn chuyển giá ở các công ty có quan hệ liên kết được tổng kết lại trong bảng 1.1, nhóm đề tài nhận thấy trên địa bàn thành phố hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI rất rõ nét, thể hiện:
Giá bán hàng cho các công ty liên kết thấp hơn giá vốn khiến nhiều công ty FDI thua lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh. Để minh họa cho kết luận này nhóm nghiên cứu phối hợp với phòng quản lý doanh nghiệp của HEPZA TP. Hồ Chí Minh, khảo sát tình hình tài chính của 60 doanh nghiệp ngành cơ khí đang hoạt động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất của TP. Hồ Chí Minh có đến 39 doanh nghiệp có giao dịch liên kết (chiếm 65%). Các giao dịch liên kết chủ yếu là mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào (35 trường hợp), bán thành phẩm (32 trường hợp) và vay ngắn hạn, dài hạn từ công ty liên kết (21 trường hợp). Kết quả phân tích cho thấy có đến 32 doanh nghiệp lỗ lũy kế nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh. Nguyên nhân: khoảng 12 doanh nghiệp có giá vốn hàng bán cao hơn tổng doanh thu (chiếm 1/5 trong tổng số 60 doanh nghiệp khảo sát), điều này gần như dẫn đến việc doanh nghiệp cơ khí sẽ bị lỗ ( Bảng 3.2). Điển hình doanh nghiệp cơ khí HIE giá vốn cao gần gấp đôi giá bán, doanh nghiệp này hoạt động trên 12 năm vẫn còn thua lỗ.
Bảng 3.2. Các doanh nghiệp FDI ngành cơ khí tại các KCN & KCX TP.HCM có dấu hiệu chuyển giá
Doanh nghiệp Lỗ lũy kế tính đến cuối 2011 (1000 VNĐ) Số năm hoạt động Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu (%) Giao dịch liên kết
CM (VIỆT NAM) -2.719,7 13 107,64 Mua nguyên vật liệu
69
HV -4.154.326,7 13 91,13 Vay từ công ty mẹ
HIE -1.084.431,7 12 198,95 Mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm
KT -2.097,1 17 106,15 Mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm
RC -266,2 17 97,28 Bán sản phẩm
SY -3.105.261,3 10 93,98 Mua nguyên liệu
TES -462,7 10 93,87 Mua nguyên vật liệu
HT -2.227.143,6 10 93,79 Mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu do HEPZA cung cấp 5.2012
Một điều bất hợp lý là trang thiết bị của các doanh nghiệp FDI ngành cơ khí đang hoạt động tại các KCN&KCX của thành phố hiện đại hơn so với các doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Họ mua nguyên liệu, bán sản phẩm cho các công ty liên kết, không phải chi cho tiếp thị, giao dịch thương mại, nhưng giá vốn trên doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp nội địa (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Tỷ lệ bình quân giá vốn hàng bán với doanh thu của các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí tại các KCN
& KCX Tp.HCM giai đoạn 2009-2011
ĐVT: %
Năm 2009 2010 2011
Doanh nghiệp FDI 90,04 83,04 86,09 Doanh nghiệp trong nước 80,06 78,64 82,98
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu do HEPZA cung cấp tháng 5.2012
Kết quả phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp FDI ngành cơ khí cho thấy tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong nước cao hơn các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh cơ khí từ 1,5 đến 2 lần (xem minh họa ở bảng 3.4), trong khi vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn. Mặt khác, nguồn nguyên vật liệu và máy móc của ngành cơ khí chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp FDI, là mua từ công ty mẹ, nhưng giá lại cao hơn của doanh nghiệp trong nước (có thể xem là giá thị trường vì nhập khẩu từ các bên không có quan hệ liên kết).
70
Bảng 3.4. Lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ thuế/thu nhập bình quân của các doanh nghiệp cơ khí tại khu công nghiệp – Khu chế xuất Tp.HCM
giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Doanh
nghiệp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
FDIs
Lợi nhuận 1.567.991 7.818.443 8.944.323
Thuế thu nhập doanh nghiệp 280.967 518.416 692.036 Tỷ lệ thuế/thu nhập bình quân 17,92% 6,63% 7,74%
Trong nước (Nội địa)
Lợi nhuận 2.884.580 2.202.957 1.238.724
Thuế thu nhập doanh nghiệp 454.930 482.668 300.365 Tỷ lệ thuế/thu nhập bình quân 15,77% 21,91% 24,25%
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu do HEPZA cung cấp tháng 5.2012)
Hai ví dụ điển hình khác: Một là, doanh nghiệp FDI Y ở quận Bình Tân có ba năm liền kê khai giá bán thấp hơn giá vốn. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm trên 99%. Theo số liệu Cục Thuế TP.HCM thống kê cho thấy tổng chi phí năm 2007 của công ty Y là 15.328 tỉ đồng, trong khi tổng doanh thu là 12.974 tỉ đồng. Đến năm 2008 tổng chi phí vượt lên 20.961 tỉ đồng thì tổng doanh thu là 18.293 tỉ đồng. Năm 2009 tổng chi phí còn 15.434 tỉ đồng, còn tổng doanh thu là 12.780 tỉ đồng. Một cán bộ thuế lâu năm cho rằng các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp Y này cho thấy tổng doanh thu bán hàng thấp hơn giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra.
Hai là, doanh nghiệp lớn Z trong ngành thuốc lá có trụ sở tại quận 1, Tp.HCM. Tại doanh nghiệp cũng xảy ra tình trạng doanh thu thấp hơn giá vốn hàng hóa. Sáu năm gần đây, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị này luôn cao hơn rất nhiều so với doanh thu. Năm 2007 chi phí sản xuất của doanh nghiệp này là 1.237 tỉ đồng nhưng doanh thu chỉ 785 tỉ đồng. Năm 2008, doanh thu từ hàng hóa dịch vụ giảm chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí, còn năm 2009 là 60%. Hoạt động thương mại của công ty Z chủ yếu thực hiện với công ty liên kết ở nước ngoài.