b. Phương pháp xác định lợi nhuận bao gồm:
1.2.1.3. Nhóm phương pháp xác định lợi nhuận giao dịch
a1.Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method)
Phương pháp tính. Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều thành viên MNCs liên kết thực hiện, từ đó thực hiện tính toán lợi nhuận thích hợp cho từng thành viên tham gia vào liên kết đó theo cách mà các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong điều kiện tương đương. Phương pháp tách lợi nhuận có 2 cách tính:
Cách thứ nhất: phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở chi phí đóng góp; theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp liên kết tham gia trong giao dịch được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ chi phí đóng góp thực tế trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp đó trong tổng chi phí thức tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Cách tính thứ hai: phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:
Bước thứ nhất: phân chia lợi nhuận cơ bản. Mỗi doanh nghiệp tham gia giao dịch liên kết được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà doanh nghiệp thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ).
Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời
Bước thứ hai: phân chia lợi nhuận phụ trội: mỗi doanh nghiệp tham gia giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp tạo ra tổng lợi nhuận phụ trội (tức là tổng lợi nhuận thu được trừ tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước thứ nhất) của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà doanh nghiệp thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất.
Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi doanh nghiệp được tính bằng tổng lợi nhuận phụ trội thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp nhân với tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi doanh nghiệp:
30
Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
Giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Chi phí nghiên cứu và phát triển, giá trị của tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ phải được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc chi phí thực tế đóng góp của mỗi bên phù hợp với nguyên tắc hạch toán kế toán đối với chi phí hoặc tài sản.
Điều kiện áp dụng phương pháp: OECD khuyến cáo nên áp dụng phương pháp tách lợi nhuận trong trường hợp các bên giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các đặc tính của sản phẩm. Ví dụ như các sản phẩm chuyên dụng hay các sản phẩm mang tính độc quyền, hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên có liên quan. Các mối liên kết này thường kéo dài cả vòng đời sản phẩm từ lúc mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho đến cả khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hạn chế áp dụng phương pháp:
Phương pháp này phụ thuộc vào nguồn dữ liệu so sánh về thuế ở nước ngoài đối với các MNCs. Do đó, trong trường hợp mà nguồn dữ liệu này không thể thu thập được (do quốc gia nào cũng muốn bảo vệ quyền đánh thuế của mình, hoặc đối với các thiên đường thuế, bảo mật thông tin cho các doanh nghiệp) thì phương pháp này khó có thể áp dụng được.
Khó khăn trong việc phân bổ chi phí cho từng công đoạn của quá trình sản xuất giữa các giao dịch liên kết và các hoạt động khác của các bên có quan hệ liên kết.
a2. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method –TNMM):
Phương pháp tính. Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi trừ đi định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản… thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao dịch độc lập khác của c ng công ty mà chúng ta đề cập đến.
Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với công ty con của MNCs thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở.
31
Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống như những chỉ số về lãi ròng (ROA, lãi từ hoạt động kinh doanh và một số phương pháp đo lường lãi ròng khác) ít bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về giá, như trong trường hợp sử dụng phương pháp CUP. Các chỉ số lãi ròng cũng tỏ ra hiệu quả hơn khi so sánh với các tỷ suất lợi nhuận gộp. Bởi vì những sự khác biệt trong chức năng sản xuất giữa các doanh nghiệp thường được phản ánh trong sự thay đổi chi phí hoạt động và nó có thể ảnh hưởng đến một loạt các tỷ suất lợi nhuận gộp nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tính chính xác các tỷ số lợi nhuận hoạt động ròng.
Một ưu điểm khác của phương pháp này, cũng giống như bất kỳ phương pháp phân tích một chiều khác, chỉ cần phân tích một hoạt động của các bên liên quan, sẽ không cần thiết phải kiểm soát tất cả hồ sơ và sổ sách của tất cả các bên tham gia hoạt động kinh doanh trên nền tảng chung hoặc phân bổ chi phí cho tất cả các bên tham gia như trường hợp sử dụng phương pháp tách lợi nhuận.
Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả khi một bên có nhiều giao dịch phức tạp và có nhiều hoạt động liên hoặc hoặc khó khăn trong việc thông tin đáng tin cậy của một bên khác.
Hạn chế của phương pháp TNMM
Các chỉ số lãi sau thuế của công ty đóng thuế có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố hoặc ảnh hưởng không thường xuyên hoặc ảnh hưởng trực tiếp đối với giá hoặc lợi nhuận gộp riêng giữa các bên độc lập.
Một hạn chế của phương pháp này nữa là những thông tin để xác định giá thị trường trong những giao dịch không kiểm soát được có thể không cùng thời gian với các giao dịch kiểm soát được d ng để so sánh.