Các nhân tố tác động đến hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 131)

- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản

3.4.3.Các nhân tố tác động đến hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

doanh nghiệp FD

3.4.3.Các nhân tố tác động đến hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

bàn thành phố Hồ Chí Minh

+Nhóm nhân tố khách quan

 Trong nhiều năm qua thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung với mục tiêu thu hút nhiều vốn FDI để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, cho nên công tác kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam giai đoạn 1987-2010 chưa được chú trọng vì quyết liệt kiểm soát chuyển giá sẽ tác động hạn chế đến tính hấp dẫn của môi trường thu hút đầu tư.

 Việt Nam mở cửa sau so với các nước để thu hút vốn FDI, trong những năm đầu nhiều dự án FDI trong quá trình xây dựng, hoạt động chưa đủ công suất, chưa có lợi nhuận cho nên hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết chưa rõ nét.

 OECD mới xây dựng và hoàn thiện các phương pháp kiểm soát chuyển giá trong những năm gần đây, cho nên cơ chế chính sách kiểm soát chuyển giá của Việt Nam và nhiều nước khác chậm thay đổi và hoàn thiện (muốn cơ chế chính sách kiểm soát

116

chuyển giá mang tính thực tiễn và khoa học thì phải ph hợp với các quy tắc chung quốc tế).

 Một số nước vẫn chưa nỗ lực tham gia hợp tác kiểm soát chuyển giá nhằm đạt lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn từ các công ty đa quốc gia (nhằm vào lợi ích ngoài thuế).

 Gặp nhiều khó khăn trong thiết lập quan hệ hợp tác với cơ quan thuế các nước trong trao đổi thông tin phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá vì một mặt nhiều nước muốn bảo vệ doanh nghiệp, mặt khác vướng phải quy định của WTO về bảo vệ bí mật thương mại (một trong 8 đối tượng mà Hiệp định sở hữu trí tuệ -TRIPS của WTO là bảo hộ bí mật thông tin thương mại).

 Ngày 18.06.2013, OECD đã trình bày cho các nhà lãnh đạo G8 các bước cần thiết để tạo ra một hệ thống thuế trên toàn cầu công bằng và minh bạch hơn. Bốn bước là: (1) ban hành luật khung rộng để thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới của một quốc gia của khu vực pháp lý đối tác, (2) lựa chọn cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin , (3) thích ứng với phạm vi của báo cáo và yêu cầu thẩm định và phối hợp hướng dẫn , và (4) xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin chung hoặc tương thích. Bản báo cáo cũng cung cấp khung thời gian tiềm năng cho mỗi bước và ghi chú rằng có rất nhiều công việc này đã được tiến hành tại các nước OECD. Các nước G8 với sự chủ trì của lãnh đạo OECD đã đạt được thỏa thuận xây dựng thành lập một "hệ thống toàn cầu trong việc trao đổi thông tin đa quốc gia" nhằm minh bạch hóa môi trường kinh doanh, kiểm soát hiện tượng trốn thuế của các công ty đa quốc gia khiến toàn cầu thất thoát hàng năm khoảng 3000 tỷ USD21. Đây là nhân tố thuận lợi ảnh hưởng tốt đến hoạt động kiểm soát chuyển giá toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

+Nhóm nhân tố chủ quan

 Các công ty FDI có hoạt động liên kết đang kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quản trị hoạt động tài chính quốc tế, thủ thuật chuyển giá rất cao, không bị vi phạm luật quốc tế và luật thuế quốc gia, cho nên hoạt động kiểm soát chuyển giá gặp khó khăn.

 Luật kế toán ban hành từ năm 2003, có những nội dung khác với chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa đáp ứng sự phát triển của cơ chế thị trường mở, tạo kẽ hở cho hoạt động chuyển giá.

 Việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có sự trợ giúp nhất định của các công ty kiểm toán quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược thu chi tài chính của tập đoàn trên toàn cầu, khiến hiện tượng chuyển giá mang tính hợp lệ.

117

 Quyết tâm kiểm soát chuyển giá của các địa phương ở phía Nam không giống nhau. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, mặc d có chỉ thị từ Tổng cục thuế về công tác tăng cường kiểm soát chuyển giá, nhưng một vài địa phương giáp ranh Tp.HCM ngầm chỉ thị cho Cục thuế địa phương mình giảm nhịp độ thanh tra kiểm tra hiện tượng chuyển giá của các công ty liên kết vì sợ ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào địa phương mình. Trong trường hợp giả định Cục thuế thành phố đơn phương tăng cường mạnh hoạt động kiểm soát chuyển giá quyết liệt sẽ làm giảm dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia vào thành phố hoạt động, hoặc các công ty đang hoạt động sẽ mở chi nhánh, cơ sở kinh doanh ở các tỉnh khác và họ sẽ chuyển doanh thu và lợi nhuận đến nơi thuận lợi để quyết toàn thuế.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 nhóm nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng với số liệu thứ cấp lấy từ Tổng cục thuế Việt Nam, cục thuế TP. Hồ Chí Minh, phòng quản lý doanh nghiệp thuộc Ban quản lý HEPZA; và sơ cấp từ phiếu khảo sát các chuyên gia am hiểu về hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết để đánh giá phân tích thực trạng nghi vấn chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh. Với những số liệu minh họa thực tế nhóm nghiên cứu đã khắc họa rõ nét thực trạng hoạt động chuyển giá và mức độ của hiện tượng này trong các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết. Và đặc biệt nhóm tác giả đã phân tích hoạt động kiểm soát chuyển giá của Tổng cục thuế Việt Nam và cục thuế Tp.HCM trên 5 khía cạnh: thể chế, pháp lý phục vụ cho kiểm soát chuyển giá; đánh giá cơ sở vật chất và dữ liệu thông tin; đánh giá hoạt động liên kết, hợp tác kiểm soát chuyển giá; phân tích thực trạng giám sát thanh tra thuế và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở cơ quan thuế, đã rút ra được những thành công và những tồn tại hạn chế; nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động bao gồm nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi.

Những đánh giá, phân tích và kết luận rút ra ở chương 3 về hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp ở chương 4.

118

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 131)