Các giải pháp đề xuất Chia thành 2 nhóm đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 136 - 144)

- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản

Đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động kiểm soát chuyển giá

4.2. Các giải pháp đề xuất Chia thành 2 nhóm đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương

ở Trung ương và địa phương

4.2.1.Nhóm giải pháp kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung Ương :

Qua nghiên cứu nhóm đề tài nhận thấy muốn kiểm soát hoạt động chuyển giá có hiệu quả thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương : Thủ tướng Chính Phủ, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan vì : 4.85 5.21 5.04 4.5 5.08 5.02 4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 Cục Thuế Công ty kiểm toán Công ty trong nước Công ty nước ngoài Công ty

nhà nước trung bình Giá trị

Biểu 4.2. Tính cấp thiết của việc tăng cường hoạt động kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI

121

 Chỉ có cơ quan quản lý Trung ương mới có quyền xây dựng, sửa đổi cơ chế quản lý có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và quản lý hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có hoạt động liên kết nói riêng.

 Cơ chế tài chính hiện tại quy định tập trung hoạt động quản lý chuyển giá vào Tổng cục thuế, còn các cục thuế địa phương chỉ là các cơ quan phối hợp.

 Việc đàm phán, ký kết áp dụng APA trong các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết do Tổng cục thuế tiến hành.

4.2.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, cơ chế có liên quan tới quản lý hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết.

Theo khảo sát thực tế, đây là giải pháp được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu (biểu hiện qua biểu 4.3)Biện pháp kiểm soát chuyển giá hoàn thiện cơ chế quản lý kiểm soát chuyển giá được các công ty kiểm toán và công ty nhà nước đánh giá là cấp bách, lần lượt ở mức 5,79/7 và 5,67/7 điểm. Các công ty tư nhân trong nước đánh giá giải pháp này ở mức 4,96/7 điểm, gần với trung bình. Còn lại Cục thuế và các công ty nước ngoài đánh giá giải pháp này ở mức 4,48/7 điểm và 4,25 điểm/7.

Nguồn : kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu.

a/.Cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp lý: Phân tích ở các chương trên cho thấy hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia rất tinh vi và đa dạng, cho nên để thực hiện công tác kiểm soát chuyển giá tốt cần phải xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ,

4.48 5.79 5.79 4.96 4.25 5.67 5.04 0 1 2 3 4 5 6 7

Cục Thuế Công ty kiểm toán

Công ty trong

nước Công ty nước ngoài

Công ty nhà

nước Giá trị trung bình

122

đồng bộ, chi tiết. Nhóm nghiên cứu dựa trên các cơ sở sau đây để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý:

 Dựa vào kết luận về thực trạng phân tích các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá hiện hành của Việt Nam mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra ở chương 3.

 Hướng dẫn của OECD về nguyên tắc và cách thức kiểm soát chuyển giá.

 Tài liệu của Liên hiệp quốc hướng dẫn các nước thuộc thế giới thứ 322 xây dựng phương pháp kiểm soát chuyển giá.

b/. Nguyên tắc hoàn thiện cơ chế kiểm soát chuyển giá

 Hoàn thiện cơ chế ở tất cả các khâu liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giá của các công ty liên kết: cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài; giám định giá trị tài sản góp vốn trong các dự án FDI; hải quan; kiểm toán; thuế; thanh tra kiểm tra.

 Cơ chế quản lý phải rõ ràng, dễ áp dụng.

 Cơ chế quản lý phải mang tính pháp lý cao.

 Cơ chế quản lý phải mang chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hạn chế tối thiểu việc đưa vào nhiều điều khoản mang tính đặc thù Việt Nam bởi các cơ chế quản lý hoạt động chuyển giá được xây dựng để áp dụng cho các công ty quốc tế.

c/.Hoàn thiện nội dung Luật đầu tư và nghị định 43/2010/NĐCP ban hành ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp.

 Giấy đề nghị dăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ( theo mẫu của Bộ kế hoạch đầu tư ) cần bổ sung phần kê khai nội dung liên kết ( công ty liên kết; nội dung liên kết : mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, góp vốn dưới dạng tài sản hữu hình và vô hình, vay vốn , lãi suất...)

 Bổ sung điều khoản nghĩa vụ giám định giá trị tài sản góp vốn trong các dự án FDI tại Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

 Bổ sung điều khoản điều kiện tăng vốn, mở chi nhánh, quy mô...chỉ được phép khi doanh nghiệp FDI không nằm trong các trường hợp nghi vấn chuyển giá do OECD khuyến cáo (bảng 1.1 ) hoặc nếu nằm trong danh sách nghi vấn thì phải giải trình với Cục thuế địa phương, và phải được sự chấp thuận của cơ quan này.

 Đưa vào các điều khoản quản lý hoạt động mở chi nhánh, công ty con tại Việt Nam và cách thức quản lý hạch toán tài chính và thu thuế (khắc phục tình trạng doanh

123

nghiệp chuyển doanh thu, chi phí đến các công ty chi nhánh nơi đang có ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp FDI).

 Bổ sung vào Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp: những doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết với quy mô kinh doanh lớn: doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của toàn hệ thống bắt buộc phải áp dụng giá thỏa thuận trước APA.

d/. Hoàn thiện các luật có liên quan đến thuế

 Điều chỉnh đồng bộ nội dung các luật liên quan đến thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT... không tạo kẽ hở cho doanh nghiệp FDI liên kết né thuế.

 Đưa vào luật các điều khoản xử phạt đối với các địa phương t y tiện đưa ra những cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, khiến cho các vùng miền có hiện tượng bất bình đẳng trong chính sách thuế, tạo kẽ hở cho hoạt động chuyển giá phát triển.

 Xây dựng cơ sở mang tính pháp lý cho việc thừa nhận trị giá hải quan nếu giá được công nhận làm căn cứ cho các doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu thì giá này tiếp tục được sử dụng trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc sử dụng như vậy thể hiện tính thống nhất giữa các luật thuế của quốc gia.

 Xây dựng cơ chế mang tính luật yêu cầu doanh nghiệp FDI phải kê khai bắt buộc các thông tin liên quan đến hoạt động liên kết của doanh nghiệp. Quy định biện pháp chế tài mạnh đối với các trường hợp các doanh nghiệp có hoạt động liên kết nhưng không kê khai; kê khai không kịp thời; kê khai không trung thực.

 Đưa vào luật thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI phải áp dụng các biện pháp so sánh giá thị trường, coi đây là nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết đã thực hiện và phương pháp so sánh giá đã áp dụng khi khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cơ chế này được thực hiện sẽ làm giảm khả năng không kiểm soát được các giao dịch liên kết gây khó khăn cho chủ thể quản lý thuế. Trao nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết cho đối tượng nộp thuế vừa giảm thiểu chi phí quản lý, vừa tăng quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm với những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp. Điều này được xem là ph hợp với xu thế quản lý thuế hiện đại (tự kê khai, tự nộp). Bởi lẽ khi ấy, đối tượng nộp thuế sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu không đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ này. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền được bảo vệ bí mật về thông tin đã cung cấp trong quá trình xác định giá.

124

e/.Hoàn thiện cơ sở pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá

 Đưa vào luật các đối tượng cần điều tra và thanh tra về hoạt động chuyển giá bắt buộc:

− Doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết, thua lỗ 03 năm hoặc có mức lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành hàng (Tổng cục thuế công bố hàng năm)

− Doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết đến từ các thiên đường trốn thuế: Các đảo Nam Thái Bình Dương; đến từ các nơi khác có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp dưới 10 %.

− Các doanh nghiệp có sự biến động lời lỗ bất thường (lợi nhuận kinh doanh biến động mạnh qua các năm).

− Các doanh nghiệp FDI không nghiêm túc, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ có liên quan đến hoạt động liên kết kinh doanh với nước ngoài.

− Các doanh nghiệp FDI liên kết tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá ngưỡng quy định trong các quy định vốn pháp định (5:1 cho các tổ chức tài chính và 02:01 cho các doanh nghiệp khác - Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc).

− Các doanh nghiệp FDI có hoạt động thanh toán trong nội bộ tập đoàn cao (bán sản phẩm, mua nguyên liệu, vay vốn, sử dụng các loại hình dịch vụ…)

− Các doanh nghiệp FDI có yêu cầu hoàn thuế VAT, thuế nhập khẩu… cao.

− Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vì đa số các doanh nghiệp này có hoạt động liên kết với trong nước (đến thời điểm này đã có khoảng 750 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào 59 nước và khu vực lãnh thổ trên thế giới).

 Đưa vào luật quy định trách nhiệm của các công ty kiểm toán trong phát hiện các trường hợp chuyển giá gây thất thu thuế.

 Cụ thể hóa hơn nữa việc hướng dẫn nguyên tắc xác định giá thị trường ALP và thỏa thuận định giá trước (APA) để có thể áp dụng thành công tại Việt Nam: Quy trình tiến hành đàm phán và ký kết APA; các mẫu thủ tục, biểu bảng phục vụ cho ký kết APA; thời hạn tiến hành giao nộp hồ sơ và ký kết….

 Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra kiểm soát chuyển giá;

125

 Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động kiểm soát chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

 Cơ quan thuế được quyền ấn định thuế dựa trên doanh thu trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Theo phương pháp dựa trên doanh thu sử dụng tỷ lệ giá trị gia tăng hoặc tỷ suất lợi nhuận do Bộ Tài chính quy định áp dụng đối với từng ngành nghề và hoạt động kinh doanh cho từng thời kỳ nhất định.

 Hoàn thiện dự thảo Luật kế toán sửa đổi, bổ sung. Dự thảo có sự tham gia góp ý của các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín đang hoạt động tại Việt Nam để đảm bảo nội dung của luật ph hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề xuất với Quốc hội sớm thông qua, vì đây là văn bản pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá.

 Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế : Bộ tài chính hoặc Tổng cục thuế thay mặt Chính phủ :

− Xây dựng văn bản pháp lý quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của cơ quan thuế đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra các trường hợp nghi vấn chuyển giá.

− Thể chế hóa cơ chế phối hợp với cơ quan thuế các nước trong công tác thanh tra kiểm tra.

− Tổng cục thuế ban hành quy trình và tài liệu hướng dẫn thanh tra chuyển giá nhằm chuẩn mực hóa hoạt động thanh tra.

4.2.1.2.Xây dựng cơ sở thông tin và nâng cấp cơ sở VCKT phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá ở cấp Trung Ương ( Bộ tài chính và Tổng cục thuế )

a/.Mục tiêu của giải pháp

− Xây dựng hệ thống dữ liệu, số liệu phục vụ cho công tác ngăn chặn và kiểm soát hoạt động chuyển giá.

− Tạo hệ thống dữ liệu phục vụ đàm phán APA

− Tạo nguồn thông tin phục vụ cho công tác trao đổi, phối hợp với cơ quan thuế các nước trong kiểm soát chuyển giá.

b/. Các giải pháp đề xuất

 Tổng cục thuế thực hiện theo khuyến cáo của OECD ký kết các thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin với các nước khác (Tax information exchange agreements - TIEAs). Ký thỏa thuận TIEAs với các nước khác đặc biệt có ý nghĩa trong kiểm

126

soát hoạt động chuyển giá của các công ty liên kết đến từ các nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (Ví dụ, Hoa kỳ và các đảo “thiên đường” thuế…). Hiệp định trao đổi thông tin thuế (TIEAs) cho phép trao đổi thông tin liên quan đến một cuộc điều tra thuế hình sự hoặc dân sự cụ thể hoặc các vấn đề thuế dân sự được điều tra23.

Thông thường, một TIEA chứa các quy định sau đây:

a. Các bên cam kết cung cấp trao đổi thông tin nhằm để quản lý và thực thi pháp luật thuế trong nước đối với các Bên ký kết.

b. Các thông tin được cung cấp dưới TIEA được các bên cam kết: có nghĩa vụ bảo mật. Công bố thông tin có thể được thực hiện trong trường hợp cung cấp cho tòa án hoặc các diễn đàn tư pháp chỉ nhằm mục đích xác định các vấn đề thuế, chuyển giá.

c. Thông tin yêu cầu có thể liên quan đến một công ty hoặc người không phải là pháp nhân hoặc một cư dân của một bên ký kết.

d. Một bên có thể đề nghị đối tác cung cấp thông tin, dù thông tin ấy không có lợi ích cho Bên cung cấp nếu thông tin ấy cần thiết cho việc kiểm soát chuyển giá đối với công ty xuyên quốc gia.

e. Thông tin cung cấp được hiểu một cách mở rộng bao gồm các chi tiết về số liệu ngân hàng nắm giữ của nước đề nghị được cung cấp thông tin, chi tiết về quyền sở hữu của các công ty/người/quỹ/quỹ tín thác...

f. Ngoài việc trao đổi thông tin, đại diện của một bên có thể được phép tiến hành kiểm tra thuế trong lãnh thổ của một bên khác bao gồm các cuộc phỏng vấn của các cá nhân và kiểm tra hồ sơ quyết toán của doanh nghiệp.

Cơ quan thuế cần thực hiện:

 Tổng cục thuế sớm xây dựng dữ liệu thông tin về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao trong quản lý giá chuyển nhượng: ngành cơ khí, ngành dệt may…. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thanh tra thuế thực hiện thanh tra khi thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu bất thường về tỷ suất lợi nhuận như quá cao hay quá thấp so với tỷ lệ bình quân ngành. Ví dụ, như thống kê về tỷ số tài chính mà IRS của Hoa Kỳ công bố hàng năm phục vụ cho công tác kiểm tra , thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp, minh họa đối với ngành cung cấp dịch vụ lưu trú thể hiện trong bảng 4.1. Qua bảng này IRS có phân

127

theo quy mô vốn ; tỷ lệ giữa các loại chi phí được tính trên cơ sở bình quân của toàn ngành cung cấp dịch vụ lưu trú của Hoa Kỳ

Bảng 4.1. Minh họa về thống kê chỉ số tài chính cho ngành cung cấp dịch vụ lưu trú của IRS Hoa Kỳ

128

 Xây dựng dữ liệu danh mục giá giao dịch trên thị trường của một số hàng hoá chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

 Tổng cục thuế ký kết với các hãng thông tin quốc tế để cung cấp, chia xẻ thông tin. Ví dụ. hiện nay Thomson - Reuters có nguồn thông tin trên 70.000 công ty của 110 nước. Tất cả các dữ liệu có nguồn gốc trực tiếp từ báo cáo tài chính hàng năm mang tính công khai của doanh nghiệp24. Hay ký kết hợp đồng với hãng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 136 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)