Hiện nay, Thái Lan đã kết luận được 3 APA song phương với Nhật Bản với thời gian 2-3 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 77)

- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản

Hiện nay, Thái Lan đã kết luận được 3 APA song phương với Nhật Bản với thời gian 2-3 năm.

thời gian 2-3 năm.

2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.

Các công ty đa quốc gia xuất hiện lâu đời trên thế giới, góp phần thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa... Bên cạnh những vai trò tích cực, các công ty đa quốc gia có những hoạt động ảnh hưởng hạn chế đến nền kinh tế của các quốc gia nơi họ thâm nhập, một trong những hạn chế đó là hoạt động chuyển giá, khiến các nước thất thu thuế, ngoài ra còn làm cho môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng và minh bạch. Hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia ngày càng tinh vi, phức tạp khiến nhiều nước thất thu lớn về thuế. Khoảng 15 năm gần đây các nước và tổ chức OECD tiến hành nhiều biện pháp để kiểm soát chuyển giá, nhiều kinh nghiệm mà Việt Nam là nước phát triển sau có thể học tập để kiểm soát thành công và hạn chế ở mức thấp nhất hiện tượng chuyển giá của các công ty đa quốc gia như sau.

Thứ nhất,phải xây dựng hệ thống pháp lý gồm luật và các văn bản dưới luật phục vụ cho công tác kiểm soát chuyển giá đầy đủ, rõ ràng, dễ thực thi và việc xây dựng các thiết chế

62

pháp lý này phải dựa vào quy định của OECD để đảm bảo tính chuẩn mực quốc tế mới đối phó với các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia trong vấn đề kiểm soát chuyển giá.

Thứ hai, các cơ quan thuế Việt Nam phải tăng cường hợp tác với cơ quan thuế của các nước trong vấn đề trao đổi thông tin, tài liệu làm cơ sở để xác định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia có địa bàn hoạt động ở nhiều nước và nhiều châu lục.

Thứ ba, muốn kiểm soát chuyển giá có hiệu quả thì phải xây dựng bộ máy chuyên trách kiểm soát, kiểm tra thuế của các công ty quốc tế có hoạt động liên kết với nước ngoài.

Thứ tư, Bộ phận thuế quốc tế thuộc cơ quan thuế quốc gia phải được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác, và trữ thông tin có liên quan đến đánh giá hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia có hoạt động liên kết với nước ngoài để sớm phát hiện chính xác hiện tượng chuyển giá.

Thứ năm : Cơ quan thuế phải đặc biệt coi trọng công tác thu thập và lưu trữ thông tin,

việc này giúp cơ quan thuế đấu tranh nhanh chóng và có hiệu quả với các công ty có hành vi chuyển giá.

Thứ sáu ,áp dụng đa dạng các phương pháp xác định định giá chuyển giao, những loại hình và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau có những phương pháp thích hợp. Chẳng hạn, chỉ có doanh nghiệp có quy mô giao dịch lớn mới áp dụng phương pháp thỏa thuận trước giá chuyển giao (APA) vì đây là phương thức đàm phán phức tạp, tốn kém, có đầy đủ dữ liệu, đòi hỏi cán bộ thuế phải có trình độ nghiệp vụ cao, ngoại ngữ giỏi, am hiểu luật thuế các nước mới có thể đàm phán để đưa ra giá thỏa thuận với các công ty đa quốc gia.

Thứ bẩy , để giảm nhẹ công tác thanh tra, kiểm soát thuế thì phải thực hiện phân loại doanh nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp FDI nhiều khả năng có khả năng chuyển giá.

Thứ tám , trao quyền cho cơ quan thuế đầy đủ, cụ thể để giúp cơ quan thuế làm tốt công tác kiểm soát chuyển giá, nhưng đồng thời tránh được sự lạm quyền của cán bộ thuế, tác động xấu đến môi trường đầu tư quốc tế.

Thứ chín , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật thuế quốc tế của nhân viên bộ phận thuế quốc tế có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của hoạt động kiểm soát chuyển giá.

63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hiện nay hiện tượng chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng mạnh, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, chẳng những các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế mới nổi, mà còn các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Canada, EU, Nhật Bản.. cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong đối phó với hiện tượng chuyển giá vì cơ bản xét trên giác độ của từng quốc gia, họ không vi phạm pháp luật. Trong khoảng 05 năm gần đây đặc biệt trong 02 năm 2012-2013 Chính phủ các nước quyết liệt hơn, áp dụng nhiều biện pháp mang lại kết quả khả thi trong đấu tranh với hiện tượng chuyển giá, khiến cho các nền kinh tế thiệt hại hàng ngàn tỷ USD mỗi năm. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước tiêu biểu của nhóm nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản ... và các nước châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc , Thái Lan , Malaysia ..cho phép rút ra những cơ sở khoa học và thực tiễn đa dạng và sinh động: về thể chế chính sách, về tổ chức quản lý nhà nước đến nguồn lực... để giúp phân tích sâu sắc hơn thực trạng hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung ở chương 3. Và tạo cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp trong chương 4 của đề án nghiên cứu này.

64

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH CHUYỂN GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 3.1 Khái quát chung về nghi vấn chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI

3.1.1. Khái quát chung về hiện tượng kê khai lỗ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 9.2013 cả nước còn 15.298 dự án FDI hoạt động, thu hút trên 223,04 tỷ USD vốn đăng ký, riêng Tp. Hồ Chí Minh thu hút 4.613 dự án chiếm gần 30% số dự án của cả nước, với số vốn đăng ký là 33,49 tỷ USD15,các dự án FDI góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy hiệu quả hoạt động của các dự án FDI không cao, nhiều dự án thua lỗ. Tại Hội nghị tổng kết 25 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27.3.2013, Bộ Tài chính gửi báo cáo đến hội nghị cho rằng thời gian qua “hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ là khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm”. Theo Bộ Tài chính, tại TPHCM, có 460/3.890 doanh nghiệp có vốn FDI khảo sát mức báo lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại Bình Dương, Đồng Nai lần lượt là 200/1.490 và 72/987. Riêng năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ tại TP.HCM là 47% đặc biệt có đến 90% doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc ở TP.HCM có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi; tương ứng tại Bình Dương 50,6%, Đồng Nai 43,2%16. Trừ một số dự án mới đi vào hoạt động chưa có lãi, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, còn lại nhiều doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết với các công ty phụ thuộc ở nước ngoài có hiện tượng chuyển giá rất rõ: doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến mất vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp liên tục lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết thường thực hiện hoạt động chuyển giá qua 2 hình thức là chuyển giá lãi và chuyển giá lỗ:

+ Về hình thức chuyển giá lãi, thời gian qua, một số doanh nghiệp FDI xin chuyển đổi thành công ty cổ phần.Trong quá trình đó, nhiều doanh nghiệp đã định giá không xác thực tài sản, làm tăng lợi nhuận để niêm yết sàn giao dịch chứng khoán, đồng thời làm cho trị giá cổ phiếu cao khi niêm yết; lợi dụng việc chuyển đổi để bán bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi Việt Nam; làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào.

+ Về chuyển giá lỗ, có các biểu hiện: thông qua nâng cao giá trị tài sản góp vốn: mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty liên kết: qua cung cấp dịch vụ, phí quản lý, phí bản quyền, phí hỗ trợ kỹ thuật; qua nâng chi phí cho vay,

15Bộ kế hoạch đầu tư-www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)