- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản
16 Báo cáo của Tổng cục thuế 2009-
65
bảo lãnh; qua trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng; qua việc điều phối thu nhập giữa các bên liên kết; chuyển giá thông qua các nhà thầu.
Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ, nhưng do hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ thường bị đẩy cao hơn so với giá trị thực.
Bên cạnh đó, với doanh nghiệp liên doanh, ngoài các hệ quả trên, việc tăng ảo tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến việc quản trị, điều hành trong hội đồng quản trị và cuối c ng là phân chia lợi nhuận, tài sản khi kết thúc hợp đồng.
Trong khi đó, mục đích của việc chuyển giá thông qua mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty liên kết nhằm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thậm chí gây ra tình trạng lỗ giả, lãi thật, không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Ví dụ, như các công ty chè tại Lâm Đồng, đã thực hiện nâng giá hàng hoá, tài sản nhập khẩu từ Đài Loan vào Việt Nam để tăng chi phí, giá trị đầu tư; trong khi đó lại tìm mọi cách hạ giá sản phẩm chè xuất khẩu từ Việt Nam về công ty mẹ ở bản quốc, dẫn đến doanh nghiệp có vốn FDI tại Lâm Đồng thua lỗ kéo dài. Theo báo cáo tài chính và quyết toán thuế đã được kiểm toán của 17 doanh nghiệp này, sản lượng chè xuất khẩu năm 2009 là 1.522 tấn, doanh thu là 105 tỷ đồng với giá bán xuất khẩu từ 2,8 - 4 USD/kg chè thành phẩm dẫn đến số lỗ năm 2009 là 63,68 tỷ đồng; số lỗ lũy kế đến 31.12.2009 là 317 tỷ đồng. Trong đó, nhiều công ty FDI trong ngành trà ở Lâm Đồng đã lỗ gần hết số vốn đầu tư hoặc vượt hơn số vốn đầu tư. Bằng các quy trình nghiệp về kiểm tra thuế, Cục thuế Lâm Đồng nhận thấy, với giá chè búp tươi là 35.000 đồng/kg và định mức tiêu hao 5 kg chè tươi được 1 kg chè Ô Long thành phẩm thì giá thành nguyên liệu chính là 175.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xuất khẩu quy ra tiền Việt Nam chỉ là 64.580 đồng/kg (tương đương 36,9 % giá thành).
3.1.2.Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra của ngành thuế để kiểm soát chuyển giá:
Theo Tổng cục Thuế, kết quả thanh tra 575 doanh nghiệp FDI khai lỗ trong các năm từ 2005-2009 đã giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng, trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng.
Năm 2010 công tác thanh tra thuế được tăng cường hơn;
Năm 2011 toàn ngành thuế đã rà soát quản lý được 3.144 doanh nghiệp phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, trong đó 2.023 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64%. Trong năm 2011, ngành thuế đã tổ chức thanh tra tại 921 doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng (tăng 2,5 lần), truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng (tăng 4 lần so với năm 2010). Kết quả thu thuế từ doanh nghiệp
66
FDI năm 2011 tăng 11,3% so với năm 2010 có phần đóng góp của những nỗ lực kiểm soát chuyển giá. 17
Trong 5 tháng đầu năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra tại 463 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có giao dịch liên kết và kinh doanh lỗ triền miên, toàn ngành đã truy thu và phạt 253,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 47,7 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 1.035,5 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút dự án FDI nhiều nhất nước chiếm đến 30% tổng số dự án, thu hút đến 33,5 tỷ USD vốn đăng ký. Đồng thời, thành phố Hồ Chí Minh cũng nhiều doanh nghiệp FDI thu lỗ, có biểu hiện chuyển giá nhiều nhất (khoảng 47 % số doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố họat động trong tình trạng thua lỗ). Ta có thể hình dung tình hình báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố qua số liệu ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Tình hình khai báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. HCM
Nguồn: Cục thuế Tp.HCM, 2012
Số liệu của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh cũng cho thấy, số doanh nghiệp FDI khai báo lỗ qua 4 năm chiếm trên 50%, đáng báo động là số lượng doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 3% số doanh nghiệp trên địa bàn nhưng chiếm hơn 20% tổng số tiền các doanh nghiệp trên địa bàn khai báo lỗ; có những doanh nghiệp thành lập cách đây 5-10 năm, năm nào cũng khai báo lỗ nhưng doanh thu lại tăng liên tục; năm 2010, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 460 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ với số tiền lớn hơn vốn chủ sở hữu. Tình trạng này dẫn tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI thông qua chỉ tiêu ICOR rất cao (Biểu đồ