Giai đoạn 1997-2004: Giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 111)

- Trung Quốc áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với hiện tượng chuyển giá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01.01.2008 các khoản

3.3.1.2.Giai đoạn 1997-2004: Giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá.

Chuyển giá thông qua thuê chuyên gia nước ngoài và trả lương cao

3.3.1.2.Giai đoạn 1997-2004: Giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá.

động liên kết, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp được tóm tắt trong hình 3.16 sau đây.

Hình 3.16

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của OECD hướng dẫn kiểm soát chuyển giá cho các nước đang phát triển.

Dựa vào gợi ý của OECD theo hình 3.16, nhóm nghiên cứu phân tích thực trạng kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ chí minh nói riêng.

3.3.1. Về hành lang pháp lý để tổ chức kiểm soát chuyển giá

Hệ thống pháp lý để kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam từ khi ban hành lần đầu đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn:

3.3.1.1. Giai đoạn (1988-1997): tháng 12.1987 Luật đầu tư nước ngoài ra đời tạo hành lang pháp lý quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI. Sau 10 năm, Việt Nam có được 2257 dự án, pháp lý quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI. Sau 10 năm, Việt Nam có được 2257 dự án, với tổng số vốn đăng ký 31,438 tỷ USD. Tuy là khu vực kinh tế mới, nhưng nguồn vốn FDI đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn ban đầu này đã có những hiện tượng “bất thường”, có nghi vấn chuyển giá. Trong số 375 doanh nghiệp FDI được kiểm toán có đến 286 doanh nghiệp bị lỗ (chiếm tỷ trọng 76,3 %),

trong số này có đến 74,1 % doanh nghiệp liên doanh, 84,8% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bị lỗ. Một số ngành kinh doanh có tỷ lệ lớn như: dược phẩm 6/7 doanh nghiệp báo lỗ; 100 % doanh nghiệp FDI kinh doanh khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại báo lỗ; 4/6 bệnh viện FDI báo lỗ. Những doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết trong giai đoạn này có tình trạng thua lỗ lớn như liên doanh Coca-Cola Chương Dương, Samsung- Vina Việt Nam... (Nguyễn Ngọc Thanh, 2001).

Trong giai đoạn đầu tiên kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài Việt Nam không có quy định mang tính pháp lý nào nói về hoạt động chuyển giá và kiểm soát chuyển giá.

3.3.1.2. Giai đoạn 1997-2004: Giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp lý kiểm soát hoạt động chuyển giá. kiểm soát hoạt động chuyển giá.

Đặc điểm của giai đoạn này là,

Kiểm soát hoạt động chuyển gia của các công ty quốc tế

Hành lang pháp lý Cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin Hợp tác – liên kết kiểm soát chuyển giá Giám sát nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Bộ máy & nguồn nhân lực

95

 Các khu vực kinh tế khác nhau được điều tiết bởi các Luật khác nhau (Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp tư nhân, luật khuyến khích đầu tư trong nước...)

 Trong giai đoạn này hiện tượng chuyển giá đã lan sang cả các doanh nghiệp trong nước: lợi dụng những khe hở của luật khuyến khích đầu tư trong nước ban hành năm 1994 nhiều doanh nghiệp nội địa thành lập ra các công ty con, bán hàng cho các công ty con mới thành lập đang được hưởng ưu đãi thuế với giá thấp, mua nguyên liệu hàng hóa với giá cao... tránh thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty mẹ.

 Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và liên khu vực: Ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ năm 2000, đàm phán ở giai đoạn cuối gia nhập WTO... tạo môi trường hấp dẫn hơn để thu hút vốn FDI.

Văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá ở giai đoạn này:

 Thông tư 74/1997/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 20.10.1997 hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy chế mang tính pháp lý ban đầu thể hiện dưới dạng thông tư nội dung đơn giản liên quan đến hoạt động chuyển giá và các biện pháp chống chuyển giá. Tuy nhiên, nội dung của thông tư khó vận dụng trong thực tế và chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI.

 Thông tư 89/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính thay thế cho thông tư 74/1997/TT- BTC, và 02 năm sau được thay thế bởi Thông tư 13/2001/TT-BTC. Nội dung thông tư 13 có thay đổi so với các văn bản trước đó là quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá được đổi thành “Biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết” thay cho “biện pháp chống chuyển giá” .

Các văn bản của Bộ Tài chính trong giai đoạn này đặt cơ sở quan trọng cho kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam. Tuy nhiên, các văn bản chỉ điều chỉnh hoạt động chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI và nội dung của khá đơn giản, chưa đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian các thông tư có hiệu lực, các cơ quan thuế Việt Nam chưa kết luận bất cứ trường hợp nào có hiện tượng chuyển giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 111)