b. Phương pháp xác định lợi nhuận bao gồm:
1.3.1.2. Phương pháp xác định giá truyền thống
a1. Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price – CUP)
Phương pháp tính: CUP cho phép so sánh giá cả của tài sản hoặc dịch vụ trong một giao dịch không thể kiểm soát được với giá của tài sản và dịch vụ đó trong một giao dịch kiểm soát được.
Trường hợp có bất cứ điểm khác biệt nào giữa việc định giá giữa hai giao dịch này, có thể kết luận: giao dịch thương mại hoặc quan hệ tài chính giữa các bên liên quan không phù hợp với giá thị trường, và giá giao dịch không kiểm soát được sẽ điều chỉnh để phù hợp với giá giao dịch kiểm soát được.
Trường hợp áp dụng CUP: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các trường hợp:
Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa trên thị trường;
Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ;
Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một chủng loại.
Ưu điểm của phương pháp CUP: Đây là phương pháp được xem là gần với nguyên tắc căn bản giá thị trường, là phương pháp trực tiếp, nên CUP sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những khác biệt bởi các nhân tố không liên quan đến chuyển giá (như là khác biệt trong cách phân bổ các chi phí kế toán giữa bên liên kết và bên độc lập). CUP là phương pháp phân tích hai chiều bởi vì giá được sử dụng là giá thỏa thuận giữa hai bên không có quan hệ liên kết, cho nên nếu có đủ điều kiện cũng như dữ liệu so sánh để áp dụng thì phương pháp này khá hiệu quả và đem lại kết quả chính xác.
Hạn chế của phương pháp CUP: nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là việc tìm kiếm được các giao dịch độc lập làm căn cứ so sánh, thỏa mãn được những tiêu chuẩn, đặc biệt là trong so sánh các loại hàng hóa mới, hàng hóa độc quyền, tài sản trí tuệ hoặc dịch vụ.
27
Phương pháp tính: RPM dựa vào giá bán lại của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Từ giá bán lại cho một bên độc lập, xác định phần lợi nhuận ước tính của bên liên kết thứ 2 (thông qua tỷ suất lợi nhuận lấy từ một nguồn có đủ giá trị pháp lý để so sánh) rồi từ đó xác định giá giao dịch giữa hai bên liên kết trước đó theo nguyên tắc giá thị trường ALP. Có thể mô tả đơn giản bằng sơ đồ sau:
Giả sử doanh nghiệp liên kết thứ 2 mua hàng hóa từ doanh nghiệp liên kết thứ 1 với giá X, sau đó bán lại cho doanh nghiệp độc lập với giá 100$. Với chiết khấu (suất lợi nhuận + chi phí của liên kết 2) d ng để so sánh là 20%, có thể xác định giá thị trường của giao dịch liên kết mua hàng hóa ban đầu là giá bán lại (100USD) trừ đi lợi nhuận gộp (20% x 100USD =20USD ) sẽ ra được giá thị trường của giao dịch giữa doanh nghiệp liên kết 1 và 2 là 80USD.
Trường hợp áp dụng RPM. Phương pháp giá bán lại được áp dụng trong trường hợp thỏa mãn một trong hai điều kiện: (1) Không có bất cứ sự khác biệt lớn nào (nếu có) giữa những giao dịch được so sánh hoặc không có bất cứ sự khác biệt nào giữa các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trọng yếu đến việc tính tỷ suất lợi nhuận gộp giá bán ra trên thị trường; (2) có những điều chỉnh hợp được để giảm thiểu tác động trọng yếu của những khác biệt.
Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung ứng dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian quay vòng - từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm tăng đáng kể giá trị sản phẩm.
Các trường hợp không thể áp dụng phương pháp giá bán lại (RPM) do có những yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận gộp và các chi phí khác. Các yếu tố đó là:
Hàng hoá được các công ty thương mại mua về sau đó đem gia công chế biến thêm và làm thay đổi đáng kể giá trị của sản phẩm.
Hàng hoá mua về sau đó đem thay đổi nhãn hiệu bằng nhãn hiệu có uy tín hơn và bán ở mức giá cao hơn.
DN liên kết thứ 1 DN liên kết thứ 2 DN độc lập Giá giao dịch cần xác định Giá bán lại
28
Thời gian từ lúc mua hàng đến lúc bán hàng quá lâu và khoảng cách địa lý làm tăng rủi ro về tỷ giá, lạm phát và những biến động của nền kinh tế.
Khác nhau về mặt chức năng kinh doanh (ví dụ như đại lý phân phối độc quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành).
Khác nhau về chủng loại, qui mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm và tính chất hoạt động của thị trường như là công ty thương mại này là bán buôn hay bán lẻ.
Những hạn chế phương pháp RPM:
Khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu so sánh về lợi nhuận biên do chế độ kế toán ở các nước khác nhau. Mặt khác, không thể áp dụng một cách máy móc tỷ suất lợi nhuận chung của toàn ngành để so sánh được. Do đó, phương pháp này phụ thuộc khá nhiều vào việc xác định được tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp. Nếu không xác định chỉ số này, thì việc áp dụng phương pháp RPM không thể thực hiện được.
a3. Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost plust Method or Mark Up Method)
Nội dung của phương pháp: Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm cộng lợi nhuận gộp. Đối với phương pháp này, điều quan trọng là phải xác định phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý.
Trường hợp áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp hai phương pháp nêu trên tỏ ra không hiệu quả, được sử dụng trong các trường hợp sau:
Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối.
Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.
Những hạn chế khi áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi
Có thể có mối liên hệ không chặt chẽ giữa mức chi phí và giá bán làm cho phương pháp này không chính xác.
Dữ liệu về tỷ lệ phần lợi nhuận tăng thêm không d ng để so sánh được do sự không thống nhất trong chế độ kế toán và một số yếu tố ảnh hưởng khác.
29
Phương pháp này được áp dụng dựa trên chi phí thực tế, nhà sản xuất có thể không cố gắng kiểm soát hay cắt giảm chi phí, nên tính chính xác của phương pháp sẽ không cao.