Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch trong nƣớc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 37)

nƣớc và nƣớc ngoài

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch trong nƣớc nƣớc

- Ngành Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt: Đà Lạt - Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao trung bình từ 800-1.500 m so với mực nƣớc biển, khí hậu mát mẻ quanh năm. Tỉnh Lâm Đồng là nơi hội tụ nhiều dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa độc đáo, đặc trƣng riêng. Lâm Đồng xác định, khai thác các điều kiện về tự nhiên và văn hóa để phát triển du lịch, đặc biệt các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, một thế mạnh của tỉnh. Đà Lạt - Lâm Đồng đƣợc xem là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất hiện nay, Đà Lạt nằm trong nhóm các điểm du lịch an toàn nhất và tốt nhất của Việt Nam, nổi bật bởi chất lƣợng môi trƣờng,

chất lƣợng cảnh quan và chất lƣợng dịch vụ. Hiện nay Lâm Đồng có 749 cơ sở lƣu trú, trong đó có 202 khách sạn từ 1-5 sao (5.791 phòng) bao gồm 21 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao quy mô 1.807 phòng. Có 29 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch (7 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế). Hình thành 32 khu, điểm tham quan du lịch đƣợc đầu tƣ và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác.

Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của Lâm Đồng là:

- Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn hóa quốc gia, quốc tế cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

- Dự báo trƣớc đƣợc xu hƣớng du lịch trên thế giới, những yêu cầu của du khách trong tƣơng lai, những sản phẩm du lịch dự kiến sẽ thiết lập để có thể đào tạo nguồn nhân lực đi tắt, đón đầu, tránh tình trạng đào tạo cấp tốc kém hiệu quả.

- Thay đổi những chính sách đối với lực lƣợng lao động trong ngành du lịch nhƣ:

+ Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong doanh nghiệp du lịch.

+ Đề ra nhƣng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thƣởng ngƣời lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cƣờng kỷ luật lao động.

+ Bố trí và phân công lao động thích hợp, và thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch: Thứ nhất, liên kết bồi dƣỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch; Thứ hai, liên kết tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Tổ chức cho các doanh nghiệp đặt hàng cấp học bổng cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, cam kết thỏa thuận khi ra trƣờng thì sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp ít nhất là 5 năm. Hoặc các doanh nghiệp thông qua việc quy hoạch cán bộ để tuyển chọn, cử ngƣời đi học; Thứ ba, liên kết đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái: Cần phân định rõ và đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và quá trình

phục vụ du khách du lịch sinh thái. Việc phân định nhằm đảm bảo nội dung đào tạo mang tính chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của ngƣời lao động cho phù hợp sản phẩm và nhu cầu của thị trƣờng.

- Ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh: Quảng Ninh là tỉnh biên giới, thuộc khu

vực Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý chiến lƣợc có một không hai, đƣợc ví là đất nƣớc Việt Nam thu nhỏ. Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nƣớc non, biển đảo, sông hồ...đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa đƣợc vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vì vậy, phát triển du lịch vẫn là hƣớng đi lâu dài của tỉnh, với lợi thế "trời cho" ấy, Quảng Ninh đã đầu tƣ cơ bản cả nhân lực và vật lực, mới đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, đặc biệt là phát triển ngành du lịch.

Ngành Du lịch Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của du khách. Hàng năm, ngành Du lịch phối hợp các đơn vị của Tổng Cục du lịch, mời chuyên gia trong nƣớc và nƣớc ngoài mở các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho đối tƣợng lao động quản lý, lao động trực tiếp, gián tiếp nhằm nâng cao kiến thức cho ngƣời làm du lịch, giúp cho họ tiếp cận cách quản lý và làm du lịch chuyên nghiệp hơn, có ý thức phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch cũng tự xây dựng các chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp với nhiều hình thức nhƣ đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo liên thông. Mở các lớp đào tạo ngoại ngữ cho hƣớng dẫn viên, lễ tân đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng giáo viên giảng dạy của các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn, do đó chất lƣợng cán bộ, nhân viên làm du lịch đƣợc nâng lên, thu hút du khách về thăm lại Quảng Ninh ngày một đông hơn.

- Ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy thuận lợi. Khí hậu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và biến động thời tiết bất thƣờng. Địa hình đa dạng, cho phép tổ chức đƣợc nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, mở ra những triển vọng lớn về phát

triển kinh tế của tỉnh nói riêng. Là vùng đất đƣợc thiên nhiên ban tặng một địa hình thật kỳ vĩ, độc đáo với nhiều núi Lớn, núi Nhỏ, bãi Trƣớc, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa; những di tích lịch sử, tôn giáo; rừng nguyên sinh; nguồn suối khoáng nóng. Bên cạnh những tiền năng về thiên nhiên, Bà Rịa - Vũng Tàu có những dấu ấn nhân văn đặc sắc, với 31 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng, bao gồm các di tích lịch sử, di tích cách mạng và di tích kiến trúc. Các lễ hội văn hóa cổ truyền của Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phƣơng.

Để khai thác phát triển tiềm năng du lịch, khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện các chính sách quy hoạch và phát triển, trong đó chú trọng phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động, giải trí của du khách. Xác định nhân lực là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ các dịch vụ, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho địa phƣơng; và trở thành một trong những địa phƣơng đạt đƣợc sự ổn định trong phát triển du lịch thời gian qua.

Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của tỉnh nhƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Trƣờng Trung học Y tế Vũng Tàu, Ban Quản lý các Khu Du lịch Vũng Tàu… đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dƣỡng các chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời làm du lịch. Hầu hết tập trung đào tạo các nghiệp vụ nhƣ kỹ thuật phục vụ Buồng, Bàn, Quản lý Nhà hàng Khách sạn, Cấp cứu Thủy nạn, Bảo vệ, quản lý Nhà nƣớc về Du lịch, Phòng cháy chữa cháy, kiến thức văn minh giao tiếp…

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hỗ trợ về kinh phí cho công tác đào tạo của ngành. Đối với lao động đƣợc đào tạo hầu hết đều đƣợc các doanh nghiệp sử dụng, trả lƣơng theo thoả thuận, phân công lao động phù hợp với nghề đã đƣợc đào tạo. Từ việc sắp xếp, phân công hợp lý đội ngũ ngƣời lao động nhƣ nhân viên phục vụ bàn, buồng tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn đƣợc nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ ngày càng cao của du khách; thái độ phục vụ, cung cách giao tiếp của đội ngũ lao động trong ngành đƣợc cải thiện, góp phần xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên ấn tƣợng, thân thiện đối với du khách gần xa.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 37)