Hệ thống chỉ tiêu K.A.S, KPI, bộ tiêu chuẩn nghề VTOS

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 33)

* Hệ thống chỉ tiêu K.A.S: cần đảm bảo 3 yếu tố cơ bản sau: + Kiến thức (Knowledge): Kiến thức chuyên môn.

+ Thái độ (Attitude): Thái độ tích cực về nghề nghiệp và xã hội.

+ Kinh nghiệm (Skills): Kỹ năng ứng dụng.

* Bộ tiêu chuẩn nghề VTOS: Tiêu chuẩn nghề VTOS là một trong những thành quả chính của Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam, là kết quả của Hiệp định tài chính giữa Liên minh Châu Âu và Chính phủ Việt Nam. Dự án đƣợc xây dựng cho 13 ngành nghề ở trình độ cơ bản, gồm:

- Nghiệp vụ Buồng - Nghiệp vụ Lễ tân - Nghiệp vụ Nhà hàng

- Nghiệp vụ An ninh khách sạn - Kỹ thuật Chế biến món ăn Âu - Kỹ thuật Làm bánh Âu

- Kỹ thuật Chế biến món ăn Việt Nam - Nghiệp vụ Đặt giữ buồng khách sạn - Nghiệp vụ Quản lý khách sạn nhỏ - Nghiệp vụ Đại lý lữ hành

- Nghiệp vụ Điều hành Tour - Nghiệp vụ Đặt giữ chỗ lữ hành - Nghiệp vụ Hƣớng dẫn du lịch

Các tiêu chuẩn VTOS đƣợc thiết kế trên cơ sở phân tích và hình thành những công việc ngƣời lao động cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu của một công việc cụ thể.

Trong đó có bản kỹ năng nghề xác định chính xác những việc ngƣời lao động phải làm. Từ những phân tích này những kiến thức và kỹ năng cần thiết đƣợc thiết lập nhằm giúp ngƣời lao động có thể thực hiện công việc hiệu quả trong điều kiện làm việc thông thƣờng. Bản này trình bày các công việc ở trình độ cơ bản và đƣợc chia thành phần việc kỹ năng và phần việc kiến thức.

- Phần việc kỹ năng mô tả những gì mà ngƣời lao động phải làm, qua đó giúp họ thực hiện tốt công việc.

- Phần việc kiến thức đề cập đến kiến thức bổ sung hay lý thuyết mà ngƣời lao động ở trình độ cơ bản có để thực hiện công việc một cách chính xác.

Mỗi tiêu chuẩn VTOS đƣợc chia thành 3 phần chính:

- Phần một mô tả tổng thể công việc, chức danh thƣờng dùng và danh mục công việc. Đây chính là phần hình thành nên tiêu chuẩn.

- Phần hai gồm kế hoạch liên hoàn nêu chi tiết các công việc chính, phần việc kỹ năng và phần việc kiến thức.

- Phần ba nêu chi tiết tiêu chuẩn các kỹ năng nghề đƣợc trình bày nhƣ sau: + Phần việc kỹ năng: Các tiêu chuẩn kỹ năng thực hiện phần việc đƣợc thể hiện trong bảng có 5 cột nhƣ sau:

Bước thực hiện: Xác định rõ những gì ngƣời lao động phải thực hiện để hoàn thành phần việc theo thứ tự logic.

Cách làm: Mô tả cách thực hiện các bƣớc và thƣờng đƣợc trình bày với mục đích minh họa cho những kỹ năng cần có.

Tiêu chuẩn: Phần này liên hệ tới những tiêu chẩun quốc tế liên quan đến những tiêu chí về chất lƣợng, số lƣợng, thời gian, tính liên hoàn, vệ sinh, an toàn,…nhằm đảm bảo thực hiện các bƣớc theo đúng tiêu chuẩn.

Lý do: Giải thích tại sao cần phải tiến hành các bƣớc tiếp theo một cách thức rất cụ thể và tại sao cần phải áp dụng những tiêu chuẩn đó.

Kiến thức: Phần này liên hệ tới những yêu cầu về kiến thức cần thiết để hỗ trợ thực hiện công việc, những kiến thức này bổ sung và củng cố cho phần thực hành các kỹ năng cần thiết.

+ Phần việc kiến thức: Cách trình bày hơi khác so với phần việc kỹ năng, cụ thể cột nội dung đƣợc trình bày thay cho cột bước thực hiện, cột mô tả thay cột cách làm.

Trong đó cột nội dung trình bày phần lý thuyết và cột mô tả giải thích, minh họa làm rõ thêm cho phần lý thuyết.

* Hệ thống chỉ tiêu KPI: KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thƣờng mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành, công ty sẽ có các chính sách thích hợp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 33)