trung tâm và ƣu tiên số một trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành: Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc phát triển toàn diện con ngƣời.
Phát triển toàn diện con ngƣời là phát triển hài hòa, cân đối trí lực, thể lực, đức và tài; phát triển cá tính, sự phong phú của con ngƣời một cách tự do, đầy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng của con ngƣời. Đây chính là mục tiêu phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế kinh tế tri thức đang dần trở thành hiện thực ở một số nƣớc trên thế giới làm thay đổi các quan niệm truyền thống trong nhiều lĩnh vực là một thách thức rất lớn. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực gắn với phát triển toàn diện con ngƣời vì đây là nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu.
Quan điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tế trong chiến lƣợc phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định du lịch là nền công nghiệp không khói, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay du lịch là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng cao toàn diện. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phát huy những nhân tố cơ bản giúp cho con ngƣời nắm bắt, hiểu biết thích nghi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các hoạt động dịch vụ du lịch. Đây là một yêu cầu cấp bách cần đƣợc ƣu tiên số một trong chiến lƣợc phát triển ngành du lịch.
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Yếu tố quan trọng nhất để có thể phát triển toàn diện con ngƣời là phát triển giáo dục, bởi vì giáo dục là quá trình nâng cao tri thức và kỹ năng, mà trƣớc hết, giáo dục là phƣơng tiện đặc biệt mang lại sự phát triển cá thể ngƣời. Mặt khác, phát triển giáo dục là cơ sở để phát huy tốt nhất của cải nội sinh, tạo nên sự phát triển đất nƣớc một cách bền vững. Nói cách khác, phát triển giáo dục đào tạo nhƣ đòn bẩy để phát triển các yếu tố khác của nguồn nhân lực. Do vậy nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay phải hƣớng vào đảm bảo đào tạo nhân lực theo ba mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, muốn có hiệu quả thì phải có sự sắp xếp hợp lý ngƣời lao động, cơ chế chính sách phải luôn đƣợc đi đầu để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cùng với nhà quản lý phải cùng chung một chí hƣớng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngành phải coi trọng nguồn nhân lực dựa trên các mặt nhƣ: Mở rộng quy mô đào tạo, cơ sở đào tạo phải thực sự chất lƣợng, không đào tạo theo ý thích của ngƣời lao động, phải đào tạo để ngƣời lao động có việc làm, ngƣời sử dụng lao động cần, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, khắc phục tình trạng ngƣời có trình độ cao lại không có việc làm và ngƣợc lại. Để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, dƣới tác động của quá trình lan tỏa kinh tế tri thức phải thực hiện giáo dục, đào tạo kết hợp với tuyển dụng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực không làm theo số lƣợng mà cần phải đi đôi giữa số lƣợng với chất lƣợng và sử dụng.
Hơn nữa, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì công tác đào tạo, tuyển dụng phải gắn liền với xu hƣớng hội nhập đáp ứng đƣợc nhu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, trong quá trình này đòi hỏi nguồn nhân lực vừa phải có sự hiểu biết, có văn hoá gắn liền với việc có học, khả năng tiếp nhận các nền văn minh mới, từ đó vừa phát huy đƣợc giá trị truyền thống cũng nhƣ tinh thần, nhƣ vậy tiêu chí tuyển dụng và sử dụng ngƣời lao động bất cứ lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu tất cả phải giành cho sự phát triển, hạn chế tối đa tình trạng cá nhân trong tuyển dụng. Mặt khác, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành du lịch còn phải đi liền với phát triển bền vững, ổn
định lâu dài. Coi việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một sự đầu tƣ chiến lƣợc dài hạn trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành du lịch. Điều này rất quan trọng vì nó là tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong giai đoạn tới, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.