Về trình độ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 65)

Thời gian qua ngành du lịch Ninh Thuận đã có những cố gắng trong việc huy động tiềm năng và các nguồn lực để tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động tăng lên rõ rệt, thể hiện rõ nét thông qua tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo. Đƣợc sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, nguồn ngân sách địa phƣơng và doanh nghiệp đóng góp, trong 6 năm qua ngành du lịch đã tổ chức trên 15 lớp đào tạo nghề nghiệp phục vụ buồng bàn-bar, lễ tân, 1 lớp đại học quản trị du lịch, 10 đợt tập huấn ngắn hạn quản lý du lịch, bƣớc đầu đã củng cố và nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng tăng của du khách. Tính đến tháng 12/2007:

- Số lao động chƣa đƣợc đào tạo là 5.035 ngƣời, chiếm 81% tổng lao động toàn ngành; chủ yếu là lực lƣợng bảo vệ và vệ sinh môi trƣờng, chăm sóc cây xanh.

- Số lao động đƣợc đào tạo ở các trình độ là 1.159 ngƣời chiếm 19% tổng số lao động toàn ngành.

Trình độ của nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang là vấn đề nhạy cảm có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và mọi ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay số lao động tham gia vào làm du lịch tính đến 31/12/2012 là: 9.787 ngƣời nhƣng số lao động đã qua đào tạo, có trình độ cũng yếu ớt chủ yếu là số lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch. Ngoài ra số lao động bán chuyên nghiệp tham gia hoạt động du lịch mang tính mùa vụ thƣờng không qua đào tạo mà chỉ sử dụng nghề có liên quan tới sản phẩm từ dịch vụ du lịch.

Theo số liệu thống kê số lao động chuyên nghiệp đã qua các lớp đào tạo không ngừng tăng tính từ năm 2007 là: 1.159 ngƣời, năm 2012 là: 1.841 ngƣời tăng 16%. Trong đó đƣợc tập trung nhiều nhất ở các chuyên ngành làm việc trong bộ phận cung cấp sản phẩm dịch vụ lƣu trú. Còn đối với nghiệp vụ lữ hành thì hầu nhƣ còn yếu chƣa phát triển theo kịp với sự phát triển chung của toàn ngành; chất lƣợng hƣớng dẫn viên tại các điểm còn yếu chƣa lột tả hết đƣợc thế mạnh về cảnh quan của các điểm du lịch số lƣợng hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ cũng yếu ớt, tính đến tháng 12 năm 2012 trên địa bàn tỉnh mới chỉ cấp 89 ngƣời.

Tổng số lao động đã đƣợc đào tạo tính đến năm 2012 là: 1.841 ngƣời. Trong đó số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15%; trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 37%, còn lại qua các lớp đào tạo tại chỗ hoặc nghiệp vụ ngắn hạn. Từ con số trên đó chứng minh số lao động đã đƣợc đƣợc đào tạo là rất ít và số lao động có trình độ cao lại càng ít so với nhu cầu của toàn ngành.

Số lao động bán chuyên nghiệp hiện nay chiếm số lƣợng rất đông chiếm 82% hầu nhƣ chƣa qua lớp đào tạo nào nên mức độ đáp ứng nhu cầu công việc có hạn, không đuổi kịp tốc độ phát triển của ngành, làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng dịch vụ du lịch.

Từ năm 2007 đến nay Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với chính quyền địa phƣơng nơi có khu du lịch mở những lớp giáo dục cộng đồng nhằm mang lại nhận thức đúng đắn cho bộ phận dân cƣ hiểu về du lịch và làm đúng định hƣớng của tỉnh và sự phát triển đi lên của ngành. Sau khóa học phần lớn các học viên bƣớc đầu đã có nhận xét tốt về việc mở lớp nghiệp vụ và chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ mục đích đào tạo.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch, với Tổng Cục Du lịch tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ và kỹ thuật chế biến các món ăn mang tính đặc trƣng riêng của du khách trong và ngoài nƣớc cho học viên là cán bộ, nhân viên của các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng du lịch hoạt động trên địa bàn. Tham gia giảng dạy là các giảng viên có kinh nghiệm, trình độ lâu năm, đồng thời mời chuyên gia của Tổng cục Du lịch về tập huấn về quy hoạch du lịch, tập huấn về kỹ năng nghề.

Bảng 2.6. Thực trạng lao động du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2007- 2012

Đơn vị: Người STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Lao động trực tiếp làm du lịch 1.159 1.260 1.393 1.551 1.691 1.841 - Trình độ đại học, cao đẳng 165 181 203 228 253 268 - Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 419 478 521 576 624 675

- Trình độ đào tạo khác 221 232 271 322 374 435

- Có khả năng giao tiếp 1 trong 3

ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung 354 369 398 425 440 463

2 Lao động gián tiếp làm du lịch 5.035 5.549 6.248 6.935 7.523 7.946

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Thuận.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Trình độ đại học, cao đẳng Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề Trình độ đào tạo khác

Biểu đồ 2.1 : Số lƣợng lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn của ngành du lịch Ninh Thuận 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2: Số lƣợng lao động gián tiếp của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận

Năm Năm N i N i 5.035 5.549 6.248 7.523 6.935 7.946

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn lao động trực tiếp của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận

Từ thực trạng trên chúng ta thấy chất lƣợng lao động tham gia làm du lịch còn rất yếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ của đông đảo khách du lịch đến Ninh Thuận.

* Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay đối với từng loại lao động.

- Đối với cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch:

Cán bộ quản lý Nhà nƣớc về du lịch ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều kinh nghiệm trong công tác, đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc hiện nay, nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch định hƣớng phát triển ngành, công tác quản lý Nhà nƣớc về các hoạt động kinh doanh du lịch; tham mƣu, đề xuất cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng Cục du lịch về cơ chế chính sách phát triển du lịch, công tác đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch.…Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của Sở trong những năm qua có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức, hầu hết cán bộ quản lý đã đƣợc đào tạo trình độ đại học. Hiện nay Sở chỉ tuyển dụng cán bộ nghiệp có trình độ đại học chính quy để bồi dƣỡng, kế thừa, bổ sung cán bộ lãnh đạo trong thời gian tới, những cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp thì tiếp tục theo học các lớp đào tạo tại chức. Bên cạnh đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do Tổng cục du lịch và cơ quan có chức năng tổ chức.

Tuy nhiên cũng còn một số mặt chƣa đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay đó là kỹ năng giao tiếp, chủ tọa, đàm phán; trình độ ngoại ngữ, tin học; quản lý phát triển

37% 15% 48% - Trình độ đại học, cao đẳng - Trình độ trung cấp và sơ cấp - Trình độ đào tạo khác

các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, sự kiện, khai thác phát triển sản phẩm du lịch…. Sở có 49 đồng chí, đa số ở tuổi từ 40 đến 60 tuổi, nên khả năng linh hoạt trong công việc còn hạn chế.

Đối với cán bộ quản lý Nhà nƣớc về cấp huyện còn rất thiếu và yếu, năng lực quản lý du lịch chƣa cao, đại đa số chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng chuyên ngành du lịch, kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch chƣa nhiều, còn lúng túng, chƣa tích cực đề xuất tham mƣu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng nên rất hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của công việc hiện nay.

Tỉnh Ninh Thuận có 6 huyện và 1 thành phố, mỗi huyện, thành phố đều có phòng Văn hoá thông tin, trong đó biên chế giao mỗi huyện có cán bộ quản lý theo dõi về du lịch, yêu cầu đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch, nhƣng trên thực tế một số đơn vị phân công cán bộ đang làm tại phòng phụ trách quản lý, chƣa có nghiệp vụ về du lịch.

Về quản lý điểm danh lam: Hiện tại tỉnh Ninh Thuận có các đơn vị quản lý, khai thác danh lam, thắng cảnh: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý du lịch Vƣờn quốc gia Núi Chúa, Ban quản lý du lịch Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình.

Các đơn vị quản lý danh lam, lực lƣợng lao động quản lý đã đƣợc trú trọng, 90% từ trƣởng, phó phòng, ban trở lên đã qua đại học và đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch, số còn lại tại các trạm du lịch do xã quản lý, nên lao động tại đây chƣa qua hệ đào tạo mà chỉ qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch.

- Lao động quản lý doanh nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 80 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú và 18 điểm du lịch: Tháp Poklong - Garai, Tháp Pôrômê, Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, Làng gốm Chăm Bầu Trúc, Đảo Cù Lao Câu, Bãi biển Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy, Khu du lịch Bình Tiên, Mũi Dinh, Thác Cha Pơ, Thác Sa Kai, Thác Tiên, Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình, Vƣờn quốc gia Núi Chúa, Hồ Treo - Núi Chúa, Suối Lồ Ồ, Đồi cát Nam Cƣơng, Vƣờn Nho - Ninh Thuận.

Trong 80 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú có 9 đơn vị kinh doanh du lịch hoạt động theo mô hình của doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức bộ máy đơn vị có phòng, ban, đơn vị trực thuộc, còn lại hầu hết là các cơ sở kinh doanh du lịch tƣ nhân, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, lao động quản lý thƣờng là chủ cơ sở hay ngƣời

đƣợc phân công, nên số lƣợng lao động quản lý doanh nghiệp (cấp trƣởng, phó phòng, bộ phận trở lên) rất ít, chủ yếu là chủ doanh nghiệp làm giám đốc. Một số doanh nghiệp nhà nƣớc, lực lƣợng lao động quản lý đã qua các trƣờng đào tạo quản lý kinh tế, nhƣng chƣa qua các lớp đào tạo du lịch, đa số không có nghiệp vụ du lịch, đây là trở ngại lớn trong hoạt động và quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh, nếu không sớm ban hành chế độ, chính sách và giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì khó đƣa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Lao động nghiệp vụ:

Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trƣờng Dạy nghề tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các trƣờng có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng một số lƣợng lao động nghiệp vụ ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cung cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận: lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, bếp, hƣớng dẫn viên. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây có tăng nhƣng không nhiều. Về nghiệp vụ chuyên môn chƣa đáp ứng với nhu cầu để phục vụ cho các cơ sở kinh doanh du lịch, kể cả về số lƣợng và chất lƣợng, một số con em địa phƣơng học xong không về phục vụ tại địa phƣơng, số còn lại kém về trình độ và năng lực, nhƣ học xong nhân viên lễ tân giao tiếp ngoại ngữ thông thƣờng rất yếu gây mất thiện cảm cho khách du lịch, hầu hết các cơ sở lƣu trú nhân viên lễ tân kiêm nhiệm phục vụ bàn, bar, bán hàng lƣu niệm...., kỹ thuật nấu ăn hiện đang làm chủ yếu là kinh nghiệm để lại của ngƣời đi trƣớc, phần lớn không qua đào tạo. Lực lƣợng hƣớng dẫn viên làm tại du lịch Ninh Thuận cũng yếu ớt, chất lƣợng chƣa cao. Một số ngƣời đƣợc cấp thẻ không làm việc tại tỉnh Ninh Thuận.

Bảng 2.7. Tổng hợp lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức du lịch giai đoạn 2007 – 2012.

Đơn vị: người

Nội dung đào tạo 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng LĐ đƣợc đào tạo từ 2007-2012 Nghiệp vụ tổng hợp 175 232 0 0 55 60 522 Nghiệp vụ hƣớng dẫn viên 0 0 0 52 37 0 89 Ngoại ngữ Anh – Nga 0 0 0 50 67 75 192 Kiến thức du lịch cộng đồng 376 520 460 770 750 415 3.291

Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phƣơng về phát triển du lịch, từ năm 2007 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phƣơng nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, bán hàng lƣu niệm,…) cho 3.291 ngƣời.

Các lớp bồi dƣỡng kiến thức du lịch cộng đồng đƣợc ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa các khu, điểm du lịch đã từng bƣớc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân địa phƣơng trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến của địa phƣơng mình. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động gián tiếp này chủ yếu là những ngƣời có độ tuổi từ 40 trở lên, trình độ học vấn thấp, nên khả năng tiếp thu kiến thức và thay đổi tƣ duy còn chậm, do đó chất lƣợng của lực lƣợng lao động này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn và tiếp tục phải đƣợc đào tạo bồi dƣỡng trong những năm tới.

Trong 6 năm qua ngành du lịch đã tổ chức trên 20 lớp đào tạo nghề nghiệp vụ buồng bàn-bar, lễ tân, 1 lớp đại học quản trị du lịch, 10 đợt tập huấn ngắn hạn quản lý du lịch, bƣớc đầu đã củng cố và nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng tăng của du khách. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (Lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 522 lao động, nghiệp vụ hƣớng dẫn viên thuyết minh cho 89 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Nga cho 192 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lƣợng lao động trực tiếp làm du lịch đã đƣợc tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cƣờng khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh du lịch Ninh Thuận trong thời gian qua. Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tƣ vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)