Tính tất yếu khách quan nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 31)

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt lý thuyết và cả trong thực tiễn đã cho thấy nguồn nhân lực và sự phát triển của một ngành là mối quan hệ mang tính biện chứng, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một khi nguồn nhân lực đƣợc sử dụng hiệu quả nó sẽ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và nâng cao sức mạnh của ngành. Ngƣợc lại, nếu nguồn nhân lực không đƣợc đề cao và coi trọng thì hoạt động của tổ chức đó khó có thể có sự phát triển, thậm chí gây ra sự lãng phí và thất bại trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc đã đề ra.

Nhân lực không chỉ đơn thuần là một trong những yếu tố lao động sản xuất, mà còn là nguồn lực có khả năng quyết định việc tổ chức, quản lý sử dụng các nguồn lực khác, là chủ thể tích cực của tất cả các hoạt động quản lý, sản xuất, hay hoạt động xã hội. Trong khi các nguồn lực tự nhiên chỉ tồn tại dƣới dạng tiềm năng, nếu không đƣợc con ngƣời khai thác sẽ trở thành vô dụng thì lao động là nguồn lực duy nhất có khả năng phát hiện, khơi dậy và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội khác. Thực tế hiện nay cũng cho thấy có nhiều quốc gia vốn rất nghèo tài nguyên, nhƣng lại đạt đƣợc trình độ phát triển cao (nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore), trong khi nhiều nƣớc khác tài nguyên dồi dào nhƣng đã không thành công, hoặc chậm phát triển về kinh tế - xã hội (một số nƣớc Nam Á và Châu Phi). Qua phân tích và xem xét về kinh nghiệm phát triển của các nƣớc này, có thể thấy rõ rằng các quốc gia thành công và phát triển

kinh tế - xã hội đều có đội ngũ lao động có hàm lƣợng tri thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đƣợc tổ chức và sắp xếp bố trí nhân lực một cách khoa học hợp lý, đƣợc quan tâm đúng mức và tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của ngƣời lao động. Điều đó đã chứng tỏ rằng nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một trong những nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định lộ trình phát triển của một quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển rất mạnh đã tác động sâu sắc đến sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội cả về tốc độ, quy mô, tính chất và hình thức thể hiện, trong đó yếu tố con ngƣời là yếu tố cơ bản quyết định.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch để thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của ngành.

Nguồn nhân lực du lịch đƣợc coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trƣơng phát triển, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển nhanh của ngành du lịch cần có những con ngƣời cụ thể hội tụ đƣợc sức khoẻ, tài năng sáng tạo, tâm huyết trách nhiệm với nghề, làm việc có kỷ cƣơng, với kỹ năng cao, chất lƣợng và hiệu quả công việc luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Thứ ba, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể nói rằng, nguồn lực con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng dịch vụ du lịch. Đó là đội ngũ lao động đủ về số lƣợng, cơ cấu hợp lý, đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, sự chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề óc sáng tạo. Muốn vậy phải tăng cƣờng sự quản lý về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ngành du lịch, từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ lao động trong ngành du lịch, trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề theo yêu cầu thực tế ở trong nƣớc, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, trƣớc hết là bộ tiêu chuẩn nghề của Hiệp hội du lịch ASEAN để tạo điều kiện hội nhập quốc tế của đội ngũ lao động du lịch. Do vậy phải phát triển đồng bộ mạng lƣới cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng với cơ sở vật chất nhằm đào tạo, bồi dƣỡng đảm bảo sự cân đối giữa các cấp, các ngành nghề đào tạo và có sự phân bố hợp lý

giữa các vùng miền; tăng cƣờng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc nhất là dự án phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam do Ủy ban Châu Âu tài trợ.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 31)