Sau ngày đất nƣớc hoàn toàn thống nhất (30/4/1975), ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận (lúc đó còn là tỉnh Thuận Hải) hầu nhƣ chƣa phát triển, một số cơ sở lƣu trú và ăn uống nhỏ bé đƣợc hình thành. Tháng 4/1992, tỉnh Ninh Thuận đƣợc tái lập trên cơ sở tách từ tỉnh Thuận Hải cũ thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hệ thống khách sạn, nhà hàng do 3 đơn vị quản lý: Khu du lịch Phan Rang, Công ty ăn uống khách sạn và khối tƣ nhân chỉ kinh doanh vài phòng trọ. Tháng 02/1993, Công ty du lịch Ninh Thuận đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất khu du lịch Phan Rang và công ty ăn uống khách sạn. Tính đến năm 1993, toàn tỉnh có 8 khách sạn, 6 phòng trọ và gần 30 nhà hàng ăn uống.
Đến năm 1999, lƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận bắt đầu tăng mạnh, ngành du lịch Ninh Thuận thật sự bắt đầu cất cánh từ đó. Hàng loạt các chƣơng trình quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc thực hiện nhƣ tổ chức lễ hội Katê 2000, tham gia Liên hoan du lịch đất Phƣơng Nam....Năm 2005 đón 149.329 lƣợt khách, tăng liên tục qua các năm và đến năm 2012 lƣợng khách đạt đƣợc là 967.835 lƣợt, gấp 6,5 lần so với năm 2005.
Bảng 2.1. Lƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận thời kỳ 2005 – 2012
SỐ LƢỢT KHÁCH
2005 2008 2009 2010 2011 2012
Khách do các cơ sở lƣu
trú phục vụ (Lƣợt khách) 149.329 443.374 565.540 667.848 775.650 967.835
Khách trong nƣớc 145.270 429.078 547.404 636.239 736.860 934.760 Khách quốc tế 4.059 14.296 18.136 31.609 32.790 33.075 Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ (Lƣợt khách) 635 670 1.762 2.995 3.928 Khách trong nƣớc 635 670 1.762 2.995 3.928 Khách quốc tế - - - -
- Khách nội địa: Do đời sống ngày nay đƣợc cải thiện và nâng lên nên lƣợng khách nội tỉnh tăng nhanh, khách các tỉnh lân cận tập trung vào các tỉnh phía Nam chiếm phần lớn lƣợng khách của tỉnh có nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng nghiên cứu các vùng biển miền Trung trong đó có Ninh Thuận.
- Khách quốc tế: Do tình hình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các nƣớc khu vực, xu thế toàn cầu hóa nên nguồn khách khối ASEAN, các nƣớc Đông Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách Châu Âu và Bắc Mỹ là nguồn khách chủ lực của tỉnh qua các năm 2005 - 2012, ngoài ra do yếu tố lịch sử với nhu cầu trở lại thăm nơi dừng chân trƣớc đây của ngƣời Pháp, Mỹ là nguồn khách đáng kể và sau cùng là số Việt Kiều về thăm quê hƣơng cùng một số nƣớc khác.
- Về thị trƣờng khách nội địa: Phần lớn là khách các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Bộ và một số ít là các tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ….
- Về thị trƣờng khách quốc tế: Chủ yếu khách Châu Âu chiếm 37,87%, Bắc Mỹ 10,31%, Châu Úc 5,43%, Bắc Á 21,02%, Đông Nam Á 15,74% và còn lại chủ yếu là Việt Kiều và một số nƣớc khách chiếm 9,63%.
Hoạt động khách đến Ninh Thuận chủ yếu đến Ninh Thuận với mục đích nghỉ dƣỡng tắm biển là chính, thƣởng thức Văn hóa - Ẩm thực, một số ít là tham quan nghiên cứu khoa học, lịch sử văn hóa các dân tộc Chăm, Raglay...
Doanh thu toàn ngành du lịch giai đoạn 5 năm đạt mức tăng trƣởng 14-15,5 % năm vƣợt 3-3,5% so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần X đề ra. Lƣợt khách chung đạt mức tăng trƣởng 20-23,7%/năm tăng gấp 2,7-2,86 so năm 2000 (chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 2-2,5 lần); trong đó khách quốc tế tăng 1,2 lần, khách nội địa tăng 3-3,2 lần so năm 2000. Công suất phòng nghỉ bình quân 5 năm đạt: 55-57% tăng 1,38 lần so năm 2000. Hệ số lƣu trú trung bình 5 năm đạt 1,8 ngày khách (so giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 1-1,15 ngày).
Lƣợt khách đến Ninh Thuận tăng cao. Đặc biệt là đầu tháng 11/2012 đã có trên 550 du khách ngƣời Nga đến Ninh Thuận tham quan nghỉ dƣỡng từ 10 - 13 ngày. Đây là lần đầu tiên Ninh Thuận đón tiếp số lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài đến tham quan nghỉ dƣỡng dài ngày tại Ninh Thuận với số lƣợng lớn. Có đƣợc kết quả này là do du lịch Ninh Thuận đã sôi động hơn, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chƣơng trình xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch, kích cầu giảm giá và nâng cao chất lƣợng
dịch vụ, kết hợp khai thác tốt các tour du lịch, nổi bật là đã khai thác một số tour khách nƣớc ngoài dài ngày từ các nƣớc Nga và Nhật Bản.
Năm 2009, doanh thu ngành du lịch đóng góp 10 triệu USD vào GDP của tỉnh và tạo ra 17.000 công ăn việc làm cho tỉnh. Đến cuối 2012 thì tổng thu du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch
Đvt: Triệu đồng
DOANH THU
TUMOVER 2005 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu của các cơ sở lƣu trú Tumover of accommodation establishments (Mill.dongs) 237.562 516.698 632.947 798.068 964.286 1.154.273
Doanh thu của các cơ sở lƣ̃ hành
Tumover of travel agencies (Mill.dongs)
660 1.052 2.194 2.670 3.170
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2012.
Ngày 15/01/2013, Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận đã tiến hành Đại hội lần I. Thông qua Đại hội, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng quan hệ, tạo cầu nối cho doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc; Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận, hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh. Các doanh nghiệp du lịch cần chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng chất lƣợng dịch vụ nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách nhằm mục tiêu phấn đấu chung tay xây dựng tỉnh Ninh Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và thân thiện, tạo dựng hình ảnh “Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp”; mang đến cho du khách và công chúng những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.
2.1.2. Những tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận 2.1.2.1. Về chính sách phát triển du lịch 2.1.2.1. Về chính sách phát triển du lịch
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch đƣợc đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với chuỗi bãi biển, sông suối trong xanh, sạch đẹp, không bị ô nhiễm với hệ thống lăng tháp và các di tích văn hóa khác đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình tour du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng....Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với chính sách phát triển du lịch của tỉnh thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí thƣ, Nghị quyết của Chính phủ, du lịch tỉnh Ninh Thuận đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trong của đất nƣớc.
Ngày 08/3/2010 tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 207/2010/QĐ-UB thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tƣ.
Thời gian gần đây, Ninh Thuận đƣợc chú ý bởi đƣợc tƣ vấn nƣớc ngoài xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đang quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và có nhiều tƣ duy mới, cách làm mới trong việc kêu gọi đầu tƣ, đã có nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế đến với Ninh Thuận để ký kết hợp đồng, thậm chí còn xuất hiện các yếu tố cạnh tranh trong đầu tƣ nhƣ : Xây dựng tuyến đƣờng đi bộ dọc ven biển Biển Bình Sơn - Ninh Chữ, việc đầu tƣ xây dựng góp phần bảo vệ đƣờng ranh giới ven biển, bảo vệ môi trƣờng biển và góp phần nâng cao tạo nên khung cảnh đẹp cho vùng biển đƣa vào khai thác dự án này đƣợc công ty tƣ vấn xây dựng báo cáo thiết kế xây dựng vào ngày 21/3/2012 và hàng loạt các dự án đang thi công đến năm 2015 nhƣ Công viên Biển Bình Sơn - Ninh Chữ, khu du lịch sinh thái biển Phố Nhớ, bao gồm nhà hàng, khách sạn, spa và hàng loạt các dịch vụ khác, Trung tâm thƣơng mại Maximax Phan Rang - Tháp Chàm, nhà hát 1000 chỗ San hô với đẳng cấp quốc tế để tổ chức các sự kiện quốc gia, quốc tế nhƣ Hoa hậu trái đất, duyên dáng Việt Nam...
Ninh Thuận đã đƣợc Nhà nƣớc chọn làm địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nƣớc. Không ít ngƣời nghĩ rằng nhà máy điện hạt nhân sẽ làm hạn chế phát triển du lịch nhƣng hoàn toàn ngƣợc lại. Bản thân điện hạt nhân là thân thiện với môi trƣờng, là loại năng lƣợng sạch. Bên cạnh khu nhà máy điện hạt nhân vẫn là những địa điểm du lịch biển, vẫn là những bãi tắm cộng đồng cho du khách, bản thân nhà máy điện hạt nhân cũng chính là một địa điểm tham quan hấp dẫn. Bên cạnh đó, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ có nhiều dự án công nghiệp phụ trợ, dịch vụ du lịch phục vụ cho các dự án này. Cho nên đây cũng là một lợi thế cho ngành du lịch tỉnh.
Ninh Thuận là tỉnh Nam Duyên Hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 3.360km2, gồm 6 huyện và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, dân số toàn tỉnh gần 600 ngàn ngƣời. Nằm trên giao điểm của các trục giao thông quốc gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50km và thành phố Nha Trang 100km, cách thành phố Đà Lạt 110 km. Với vị trí đó tạo cho Ninh Thuận Thuận rất có lợi thế về giao thông cả về đƣờng bộ, đƣờng không và đƣờng biển, có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nƣớc.
2.1.2.3. Về điều kiện tự nhiên
Với khí hậu đặc thù ít mƣa, nhiều nắng là một lợi thế tự nhiên để có đƣợc những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao và trở thành đặc sản của địa phƣơng nhƣ: Nho, thuốc lá sợi vàng, hành tây, tỏi, bò dê cừu, và là nơi sản xuất các loại giống có chất lƣợng cao mà các Bộ ngành Trung ƣơng đã có chủ trƣơng chiến lƣợc để phát triển chung cho cả nƣớc và khu vực nhƣ bông giống, tôm giống và cừu giống.
Ninh Thuận nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nƣớc Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 xác định nhóm ngành du lịch đƣợc ƣu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lƣợng sạch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lƣợc phát triển du lịch của cả nƣớc từ nay đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Định hƣớng đối với du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, và dịch vụ phục vụ du lịch để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với chiều dài 105 Km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu nhƣ bãi tắm Ninh chữ, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ và khách du lịch nhƣ Vĩnh Hy - đƣợc xếp là 1 trong 8 vịnh đẹp nhất của Việt Nam, Bình Tiên, mũi Dinh và Nam Cƣơng, hình thành các dịch vụ chất lƣợng cao , mang tính chuyên nghiệp trên cơ sở phát triển các loại hình du lịch thuyền cao cấp đầu tiên của Việt Nam, các cơ sở du lịch nghĩ dƣỡng và thu hút loại hình Spa cao cấp có thƣơng hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù của Ninh Thuận, kết hợp thƣởng thức rƣợu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác các môn dịch vụ trên không và dƣới nƣớc nhƣ kéo dù, bơi lội dƣới nƣớc ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát…Hình thành các
tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghĩ dƣỡng cao cấp thân thiện với môi trƣờng, phát trển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích Chăm và các làng nghề truyền thống.
Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng, gồm có hệ thống 2 vƣờn quốc gia Núi Chúa và Phƣớc Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ với các loài động thực vật rừng , biển quý hiếm có 2.000 loài, trong đó có 308 lòai động thực vật quý hiếm và đây cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển trong đó có loài rùa vàng đặc biệt quý hiếm là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận đang đƣợc bảo vệ cùng các bãi rạn san hô biển có trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển Vĩnh Hy - Thái An, huyện Ninh Hải.
2.1.2.4. Về văn hóa
Ninh Thuận có 27 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, trong kho tàng văn hóa ấy thì văn hóa dân tộc Chăm là đặc sắc nhất, nổi tiếng về các di tích Chăm Pa với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Ninh Thuận là nơi đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất nƣớc. Nơi đây đang tồn tại một hệ thống những công trình kiến trúc cổ Chăm pa còn nguyên vẹn. Đó là các tháp Hòa Lai xây dựng từ thế kỷ thứ IX, tháp Pô-Klông Garai xây dựng thế kỷ thứ XII và tháp Pô- Rô-Mê xây dựng thế kỷ thứ XVI. Trong đó đặc biệt là tháp Pô-Klông Garai đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội KaTê, là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm đƣợc tổ chức vào ngày 1 tháng 7 lịch Chăm (nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dƣơng lịch) hàng năm...là lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.
2.1.2.5. Về nguồn lực cho phát triển du lịch
Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của con ngƣời nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch.
a. Dân cƣ
Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2009 đạt 565,7 nghìn ngƣời; năm 2012 quy mô dân số khoảng 576 nghìn ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,48% năm 2005, 1,3% năm 2006, 1,27% năm 2007, 1,25% năm 2008, 1,2%
năm 2010, đến năm 2012 còn 1,1%. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số chung tăng dần từ 32,3% năm 2005 lên 36,1% năm 2012.
Cộng đồng dân cƣ của Ninh Thuận, ngoài ngƣời Kinh chiếm 78,5% tổng số dân, Ninh Thuận còn biết đến là tỉnh có tỷ lệ ngƣời Chăm cao nhất cả nƣớc chiếm 12,7% dân số của tỉnh. Ngoài ra, sinh sống trên địa bàn tỉnh còn có ngƣời Raglai chiếm 8%; ngƣời K'Ho chiếm 0,5%; ngƣời Hoa 0,5% và một số dân tộc khác.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2005 là 165 ngƣời/km2, năm 2010 là 169 ngƣời/km2
và năm 2012 là 172 ngƣời/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đƣờng giao thông. Vùng miền núi đất rộng, ngƣời thƣa, mật độ dân số 24 ngƣời/km2
.
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều nét văn hóa riêng, là tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch văn hóa-lịch sử. Văn hóa dân gian với các lễ hội